Kế hoạch và Báo cáo Báo cáo tài chính Hướng dẫn cách đọc hiểu báo cáo tài chính cho Giám đốc

Hướng dẫn cách đọc hiểu báo cáo tài chính cho Giám đốc

3592

Báo cáo tài chính thể hiện tình hình tài chính của doanh nghiệp trong một thời gian cụ thể. Đều đặn hàng tháng, hàng quý, hàng năm, kế toán sẽ phải lập báo cáo và gửi lên cho ban giám đốc. Nếu giám đốc không có chuyên môn về tài chính, ban đầu có thể thấy khó khăn khi đọc hiểu báo cáo tài chính. Nhưng khi biết 6 bước đọc hiểu báo cáo tài chính sau đây, bạn sẽ thấy đọc báo cáo tài chính đơn giản hơn rất nhiều.

Kết quả hình ảnh cho đọc báo cáo tài chính

1. Xác định phạm vi thời gian của báo cáo tài chính

Báo cáo tài chính có thể được làm theo tháng, theo quý, theo năm. Vì vậy, bước đầu tiên cần xác định trong báo cáo tài chính này thể hiện tình hình tài chính của công ty trong khoảng thời gian nào. Mỗi giai đoạn lại có những diễn biến tài chính khác nhau để giúp đưa ra những phương án tài chính khác nhau. Thông thường, kế toán nên để thời gian ngay trên đầu hoặc tiêu đề của báo cáo, để khi giám đốc bắt đầu đọc sẽ thấy được ngay.

2. Đọc hiểu bảng cân đối kế toán

Bảng cân đối kế toán liệt kê những khoản nợ phải trả và tài sản hiện có của công ty:

– Trước tiên, giám đốc cần nắm rõ về thiết lập bảng cân đối kế toán: khoản nợ phải trả ở bên trái, tài sản được liệt kê ở bên phải. => Kế toán sẽ đọc theo thứ tự, lần lượt từ trái qua phải.

– Đọc các khoản nợ ở bên trái: Nợ phải trả là các khoản nợ hoặc nghĩa vụ mà công ty nợ người khác. Bao gồm các khoản như: tiền thuê mặt bằng, thuê văn phòng, lương trả cho nhân viên, thuế, thanh toán khoản vay và tiền nợ cho các nhà cung cấp hoặc nhà thầu khác, các khoản khác phát sinh nếu có tùy doanh nghiệp.

  • Lưu ý: Nợ có nợ ngắn hạn và nợ dài hạn. Nợ ngắn hạn là những khoản sẽ được thanh toán trong vòng một năm. Còn nợ dài hạn sẽ mất hơn một năm hoặc hơn để thanh toán.

– Đọc tài sản hiện có ở bên phải: Tài sản bao gồm tiền mặt, các khoản đầu tư, tài sản cố định và những thứ có giá trị khác thuộc sở hữu của công ty. Các tài sản được liệt kê theo thứ tự thanh khoản. Các tài sản có tính thanh khoản cao nhất, như tiền mặt, được trình bày trước.

Hình ảnh có liên quan

3. Đọc báo cáo kết quả kinh doanh

Phần này được các giám đốc  khá quan tâm, cho biết doanh nghiệp bạn có được lợi nhuận bao nhiêu trong khoảng thời gian thể hiện trên báo cáo tài chính. Mỗi khoản chi phí được sử dụng để thu lợi nhuận đều sẽ được phản ánh qua phần báo cáo này.

– Đọc “doanh số” hoặc “tổng doanh thu” ở dòng trên cùng: Đây là con số tổng quát thể hiện số tiền mà công ty thu được từ việc bán sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của mình (doanh thu chưa khấu trừ chi phí hoạt động).

– Đọc chi phí hoạt động: chi phí kinh doanh như tiền lương, quảng cáo, tiền thưởng, vận chuyển hàng hóa,…

– Kế toán lưu ý đường khấu hao: phản ánh chi phí của một tài sản trong khoảng thời gian mà công ty có thể sử dụng.

– Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh: đọc con số thể hiện số tiền mà công ty kiếm được từ bán sản phẩm, dịch vụ sau khi đã trừ các khoản chi phí hoạt động.

– Xem xét số tiền lãi đã kiếm được và đã chi trả: Các khoản này được thêm vào (thu nhập lãi) và trừ (lãi phải trả) vào tổng lợi nhuận hoạt động.

– Đọc số thuế thu nhập đã được trừ.

– Đọc báo cáo thu nhập (dòng cuối cùng của báo cáo): con số này phản ánh lãi hoặc lỗ ròng.

4. Đọc hiểu báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ sẽ cho bạn biết lượng tiền mặt hiện có của công ty và theo dõi dòng tiền vào và ra khỏi công ty trong khoảng thời gian báo cáo.

– Dòng tiền từ hoạt động đầu tư: gồm dòng tiền vào và dòng tiền ra có liên quan đến hoạt động đầu tư, mua sắm, thanh lý tài sản cố định và các tài sản dài hạn khác,…

– Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh: thể hiện tình hình sử dụng tiền mặt của công ty đã đạt lãi hãy lỗ ròng như kết quả kinh doanh đã nói ở trên.

– Dòng tiền từ hoạt động tài chính: con số thể hiện công ty đã thanh toán hay mua những tài sản tài chính nào, có thể là các khoản nợ ngân hàng.

Hình ảnh có liên quan

5. Đọc hiểu thuyết minh báo cáo tài chính

Trong trường hợp giám đốc không có chuyên môn về tài chính, phần thuyết minh báo cáo sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan nhất về những số liệu đã trình bày trong báo cáo. Phần này các kế toán sẽ chuẩn bị trước cho giám đốc của mình.

6. Xem thêm tài liệu khác nếu có thắc mắc

Giám đốc có thể yêu cầu kế toán trưởng cho xem thêm những tài liệu, sổ sách khác để chứng thực những con số trong báo cáo. Hoặc nhờ kế toán giải thích lại báo cáo lần nữa nếu chưa hiểu.

Không hẳn khi là giám đốc thì phải có chuyên môn về tài chính – kế toán nên nếu không đọc hiểu báo cáo tài chính, bạn hãy hỏi lại kế toán. Hãy thường xuyên kiểm tra báo cáo tài chính để nắm được tình hình tài chính của công ty mình để quản lý và điều hành có hiệu quả.

Xem thêm:

Vi phạm báo cáo tài chính sẽ bị xử phạt như thế nào?

16 công việc cần làm trước khi lập báo cáo tài chính

Cách lập báo cáo tài chính không sai sót