Kinh nghiệm Cách hạch toán chi tiết Tài khoản 214 – Hao mòn tài...

Cách hạch toán chi tiết Tài khoản 214 – Hao mòn tài sản cố định

2142
hạch toán hao mòn tài sản cố định

Trong doanh nghiệp, khấu hao tài sản cố định là việc tính toán và phân bổ một cách có hệ thống nguyên giá TSCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh của các kỳ sử dụng TSCĐ. Vậy, cách hạch toán tài khoản hao mòn tài sản cố định theo quy định hiện nay như thế nào, bài viết này, Ketoan.vn sẽ hướng dẫn bạn một cách chi tiết.

hạch toán hao mòn tài sản cố định

Quy định và tài khoản sử dụng để hạch toán khấu hao tài sản cố định

Quy định

Quy định về trích khấu hao tài sản cố định đã được Thông tư 45/2013/TT-BTC hướng dẫn một cách chi tiết về cách quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định.

Tài khoản sử dụng

Để hạch toán khấu hao tài sản cố định, kế toán sử dụng Tài khoản 214 – Khấu hao tài sản cố định.

Kết cấu của tài khoản này như sau:

Bên Nợ

  • Giá trị hao mòn TSCĐ, BĐS đầu tư giảm do thanh lý, nhượng bán, điều động cho đơn vị khác, góp vốn đầu tư vào đơn vị khác

Bên Có

  • Giá trị hao mòn TSCĐ, BĐS đầu tư tăng do trích khấu hao TSCĐ và BĐS đầu tư.

Tài khoản 214 có số dư cuối kỳ bên Có thể hiện giá trị hao mòn lũy kế của TSCĐ, BĐS đầu tư hiện có ở doanh nghiệp.

Tài khoản này có 4 tài khoản chi tiết cấp 2, như sau:

  • Tài khoản 2141 – Hao mòn TSCĐ hữu hình
  • Tài khoản 2142 – Hao mòn TSCĐ thuê tài chính
  • Tài khoản 2143 – Hao mòn TSCĐ vô hình
  • Tài khoản 2147 – Hao mòn BĐS đầu tư

Nguyên tắc hạch toán trích khấu hao TSCĐ

  • Mọi tài sản cố định có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (bao gồm cả tài sản chưa dùng, không cần dùng hoặc chờ thanh lý) đều phải thực hiện trích khấu hao theo quy định hiện hành
  • Khấu hao TSCĐ chưa dùng, không cần dùng, chờ thanh lý hạch toán vào chi phí khác
  • Đối với các TSCĐ đã thực hiện khấu hao hết (đã thu hồi đủ vốn) nhưng vẫn được sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh thì không được tiếp tục trích khấu hao.

Cách hạch toán trích khấu hao TSCĐ

1, Định kỳ (cuối tháng) kế toán tiến hành lập bảng tính, trích khấu hao cho từng tài sản cố định

  • Theo Thông tư 200, hạch toán như sau:

Nợ các TK 623, 627, 641, 642, 811

Có TK 214 – Hao mòn tài sản cố định

  • Theo Thông tư 133, hạch toán như sau:

Nợ TK 154, 6421, 6422, 811

Có TK 214 – Hao mòn tài sản cố định

2, Hạch toán giảm TSCĐ

2.1. Khi thanh lý hoặc nhượng bán TSCĐ

  • TSCĐ nhượng bán là những tài sản không cần dùng hoặc xét thấy sử dụng có hiệu quả. Khi nhượng bán TSCĐ hữu hình phải làm đầy đủ các thủ tục cần thiết theo quy định của pháp luật.
  • TSCĐ thanh lý là những TSCĐ hư hỏng không thể tiếp tục sử dụng được, những lạc hậu về kỹ thuật hoặc  không phù hợp với yêu cầu sản xuất, kinh doanh.
  • Khi có tài sản cần thanh lý, doanh nghiệp cần thành lập Hội đồng thanh lý tài sản cố định để tổ chức hoạt động thực hiện việc thanh lý theo đúng trình tự thủ tục quy định trong chế độ quản lý tài chính và phải thành lập “Biên bản thanh lý tài sản cố định” làm căn cứ chứng minh cho việc thanh lý, theo quy định của pháp luật hiện hành.
  • “Biên bản thanh lý tài sản cố định” được lập thành 2 bản, 1 bản chuyển cho phòng kế toán để hạch toán, 1 bản giao cho bộ phận chuyên quản lý, sử dụng TSCĐ.
  • Cách hạch toán thanh lý, nhượng bán tài sản cố định

– Ghi nhận thu nhập thu được từ thanh lý, nhượng bán tài sản cố định

Nợ TK 111, 112, 131…

Có TK 711 – Thu nhập khác

Có TK 3331 – Thuế giá trị gia tăng phải nộp

– Ghi giảm giá trị TSCĐ đã thanh lý, nhượng bán

Nợ TK 811 – Chi phí khác (giá trị còn lại)

Nợ TK 214 – Hao mòn tài sản cố định (giá trị đã hao mòn)

Có TK 211 – Tài sản cố định hữu hình (nguyên giá)

– Ghi nhận các chi phí phát sinh cho hoạt động nhượng bán, thanh lý TSCĐ, hạch toán như sau

Nợ TK 111, 112, 138,…

Có TK 811 – Chi phí khác

2.2. Khi góp vốn vào các công ty con, công ty liên doanh, liên kết bằng tài sản cố định hữu hình

Nợ TK 221, 222 (theo giá trị đánh giá lại tài sản trước khi góp vốn)

Nợ TK 214 – Hao mòn tài sản cố định (số đã trích khấu hao)

Nợ TK 811 – Chi phí khác (số chênh lệch giữa đánh giá lại nhỏ hơn giá trị còn lại của TSCĐ)

Có TK 211 – Tài sản cố định hữu hình (nguyên giá)

Có TK 711 – Thu nhập khác (chênh lệch giữa đánh giá lại lớn hơn giá trị còn lại của TSCĐ)

Xem thêm bài viết tại

3 phương pháp trích khấu hao tài sản cố định

Có được trích khấu hao với tài sản cố định chưa sử dụng không?