Kinh nghiệm Hạch toán lãi vay phải trả thế nào cho hiệu quả?

Hạch toán lãi vay phải trả thế nào cho hiệu quả?

1845
7 khoản chi không được trừ khi tính Thuế thu nhập doanh nghiệp

Trong quá trình hoạt động của mỗi doanh nghiệp, khoản vay nợ là yếu tố thường thấy trên các báo cáo tài chính. Chi phí phát sinh phục vụ cho mục đích vay nợ và chi phí lãi của khoản nợ vay này là một phần chi phí phát sinh thường xuyên của doanh nghiệp. Vậy kế toán cần hạch toán lãi vay phải trả như thế nào cho hiệu quả, chính xác mà lại tiết kiệm thời gian nhất? Dưới đây là các phương pháp hạch toán lãi vay phải trả phổ biến nhất mà kế toán cần biết.

1. Cách hạch toán lãi vay phải trả khi trả lãi theo định kỳ

Khi thực trả lãi vay, kế toán ghi sổ:

Nợ TK 635

Có TK 111, 112

Ví dụ: Công ty A ký hợp đồng vay vốn với Ngân hàng B. Hợp đồng tín dụng như sau:

  • Vay vốn kinh doanh với số tiền là 1.000.000.000 đ
  • Lãi suất 12%/năm
  • Kỳ hạn vay là 3 tháng từ ngày 15/8/2019 đến 15/11/2019
  • Lãi vay trả vào cuối mỗi tháng

Cách hạch toán lãi vay phải trả tại công ty A như sau:

  • Kỳ trả lãi thứ nhất vào ngày 31/8/2019, khi trả lãi kế toán ghi:

Nợ TK 635: (1.000.000.000 đ x 12% / năm) / 365 ngày x 17 ngày = 5.589.041 đ

Có TK 112: (1.000.000.000 đ x 12% / năm) / 365 ngày x 17 ngày = 5,589,041 đ

  • Kỳ trả lãi thứ hai vào ngày 30/9/2019, khi trả lãi kế toán ghi:

Nợ TK 635: (1.000.000.000 đ x 12% / năm) / 365 ngày x 30 ngày = 9.863.014 đ

Có TK 112: (1.000.000.000 đ x 12% / năm) / 365 ngày x 30 ngày = 9.863.014 đ

  • Kỳ trả lãi thứ ba vào ngày 31/10/2019, khi trả lãi kế toán ghi:

Nợ TK 635: (1.000.000.000 đ x 12%/năm) / 365 ngày x 31 ngày = 10.191.781 đ

Có TK 112: (1.000.000.000 đ x 12%/năm) / 365 ngày x 31 ngày = 10.191.781 đ

  •  Kỳ trả lãi thứ tư (kỳ cuối) vào ngày 15/11/2019, khi trả lãi kế toán ghi:

Nợ TK 635: (1.000.000.000 đ x 12%/năm) / 365 ngày x 15 ngày = 4.931.407 đ

Có TK 112: (1.000.000.000 đ x 12%/năm) / 365 ngày x 15 ngày = 4.931.407 đ

hạch toán lãi vay phải trả

2. Cách hạch toán lãi vay phải trả khi trả lãi trước cho nhiều kỳ

a) Khi thực trả lãi vay, kế toán ghi sổ:

Nợ TK 242: Chi phí trả trước

Có TK 111, 112.

b) Định kỳ phân bổ dần lãi vay vào chi phí, kế toán ghi sổ số lãi vay được phân bổ:

Nợ TK 635

Có TK 242

Ví dụ: Doanh nghiệp X ký hợp đồng vay vốn với Ngân hàng Y. Hợp đồng tín dụng như sau:

  • Vay vốn kinh doanh với số tiền là 500,000,000 đ
  • Lãi suất 10%/năm
  • Kỳ hạn vay là 2 tháng từ ngày 1/8/2019 đến 31/10/2019
  • Lãi vay trả bằng tiền mặt vào ngày nhận tiền vay (ngày 1/8/2019)

Cách hạch toán lãi vay phải trả tại Doanh nghiệp X như sau:

* Ngày 1/9/2019 thực hiện trả lãi vay từ ngày 1/8/2019 đến hết ngày 31/10/2019 (92 ngày), kế toán ghi sổ:

Nợ TK 242: (500.000.000 đ x 10%/năm) / 365 ngày x 92 ngày = 12.602.740 đ

Có TK 111: (500.000.000 đ x 10%/năm) / 365 ngày x 92 ngày = 12.602.740 đ

* Định kỳ (cuối mỗi tháng) kế toán thực hiện phân bổ lãi vay như sau:

  • Cuối tháng 8/2019, phân bổ và ghi sổ:

Nợ TK 635: (12.602.740 đ) / 92 ngày x 31 ngày = 4.246.575 đ

Có TK 242: (12.602.740 đ) / 92 ngày x 31 ngày = 4.246.575 đ

  • Cuối tháng 9/2019, phân bổ và ghi sổ:

Nợ TK 635: (12.602.740 đ) / 92 ngày x 30 ngày = 4.109.590 đ

Có TK 242: (12.602.740 đ) / 92 ngày x 30 ngày = 4.109.590 đ

  • Cuối tháng 10/2019, phân bổ và ghi sổ:

Nợ TK 635: (12.602.740 đ) / 92 ngày x 31 ngày = 4.246.575 đ

Có TK 242: (12.602.740 đ) / 92 ngày x 31 ngày = 4.246.575 đ

hạch toán lãi vay phải trả

3. Cách hạch toán lãi vay phải trả khi trả lãi sau khi kết thúc hợp đồng vay vốn

a) Hàng kỳ (thường là mỗi tháng) trích trước lãi vay vào chi phí, kế toán ghi sổ:

Nợ TK 635

Có TK 335

b) Khi kết thức hợp đồng vay, thực hiện chi trả lãi vay, kế toán ghi sổ:

Nợ TK 335

Có TK 111, 112

Ví dụ: Cơ sở kinh doanh Y ký hợp đồng vay vốn với ngân hàng Z. Hợp đồng tín dụng như sau:

  • Vay vốn kinh doanh với số tiền là 200.000.000đ
  • Lãi suất 12,5%/năm
  • Kỳ hạn vay là 2 tháng từ ngày 1/10/2019 đến 30/11/2019
  • Lãi vay trả bằng tiền gửi ngân hàng vào ngày kết thúc kỳ hạn vay (ngày 10/11/2019)

Cách hạch toán lãi vay phải trả tại Cơ sở kinh doanh Y như sau:

  • Cuối tháng 10/2019 (31/10/2019) trích trước lãi vay vào chi phí, kế toán ghi sổ:

Nợ TK 635: (200.000.000 đ x 12.5%/năm) / 365 ngày x 31 ngày = 2.123.288 đ

Có TK 335: (200.000.000 đ x 12.5%/năm) / 365 ngày x 31 ngày = 2.123.288 đ

  • Cuối tháng 11/2019 (30/11/2019) trích trước lãi vay vào chi phí, kế toán ghi sổ:

Nợ TK 635: (200.000.000 đ x 12.5%/năm) / 365 ngày x 30 ngày = 2.054.795 đ

Có TK 335: (200.000.000 đ x 12.5%/năm) / 365 ngày x 30 ngày = 2.054.795 đ

  • Vào ngày 30/11/2019 kết thúc hợp đồng vay, Cơ sở kinh doanh Y thực hiện trả lãi vay cho ngân hàng Z bằng tiền gửi ngân hàng, kế toán ghi sổ:

Nợ TK 335: 4.178.083 đ

Có TK 112: 4.178.083 đ

hạch toán lãi vay phải trả

 

Trong cả 3 trường hợp trên nếu có phát sinh các khoản chi phí khác có liên quan trực tiếp đến hoạt động đi vay thì kế toán ghi sổ như sau:

Nợ TK 635

Có TK 111, 112…

Đọc thêm:

>> Cách hạch toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

>> Cách hạch toán hàng mua bán trả góp, trả chậm