Nghiệp vụ Công nợ Những kinh nghiệm đáng “đồng tiền bát gạo” kế toán công nợ...

Những kinh nghiệm đáng “đồng tiền bát gạo” kế toán công nợ cần ghi nhớ

1431
kế toán công nợ trong doanh nghiệp

Bất cứ doanh nghiệp nào khi kinh doanh buôn bán hàng hóa cũng sẽ cho khách hàng nợ tiền hàng của mình để giữ mối quan hệ làm ăn, buôn bán. Đặc biệt với những doanh nghiệp lớn thì càng có những công nợ phức tạp. Vì vậy, kế toán công nợ phải phải có kinh nghiệm nhất định và nắm được rõ công việc của mình. Ketoan.vn sẽ giúp bạn nắm rõ kinh nghiệm kế toán công nợ trong công tác kế toán tại doanh nghiệp cần phải có.

kế toán công nợ trong doanh nghiệp

1. Kế toán công nợ tiền mặt

Công việc của kế toán công nợ

  • Nhập hóa đơn, chứng từ vào sổ chi tiết công nợ cho từng khách hàng chi tiết dựa vào bảng kê bán hàng và bảng kê thu tiền
  • Kiểm tra, theo dõi từng hóa đơn xuất, thu tiền đã đúng khách hàng nợ và có khớp với tổng số tiền trên bảng kê hay chưa
  • Chuyển bảng kê Excel tất cả các lô hàng còn nợ của khách hàng chi tiết theo từng khu vực
  • Trường hợp khách hàng trả lại hàng mua: Khi thanh toán tiền hàng, kế toán công nợ treo dư có; còn nếu khách hàng chưa thanh toán tiền hàng, kế toán công nợ sẽ nhập lại hàng và tất toán công nợ đó cho khách hàng.
  • Hàng ngày, kế toán công nợ kể cả những công nợ thu ngay mà chưa thanh toán chuyển xuống bộ phận phụ trách công nợ
  • Đối với các khoản dư có, kế toán chuyển xuống phòng kinh doanh 1 tuần/ lần để kinh doanh đưa ra biện pháp xử lý.
  • 1 tuần/ lần kế toán lên công nợ quá hạn của khách hàng để gửi xuống phòng kinh doanh
  • Kế toán làm bảng phân tích công nợ gửi xuống phòng kinh doanh 1 tháng/ lần.

Công việc của thủ quỹ

  • Căn cứ vào số tiền thực tế giao hàng đối với các khách hàng thanh toán ngay, phiếu kê công nợ đối với khách hàng thanh toán chậm, thủ quỹ kiểm tra và ký xác nhận vào bảng kê thu tiền.
  • Đối với khoản tiền thu bằng ngoại tệ, thủ quỹ phải mở sổ ghi rõ số seri từng loại ngoại tệ có mệnh giá từ 100 USD trở lên và yêu cầu nhân viên giao nhận ký xác nhận.
  • Cuối ngày, thủ quỹ đối chiếu với kế toán bảng kê tổng số tiền thu được của khách hàng.
  • Thủ quỹ nộp tiền toàn bộ chứng từ vào bảng kê cho kế toán công nợ.

Công việc của kế toán bảng kê

  • Căn cứ vào phiếu kê công nợ, phiếu giao hàng kế toán vào bảng kê thu chi tiết cho từng mã hàng của từng khách hàng chi tiết.
  • Cuối ngày kế toán bảng kê đối chiếu với thủ quỹ số tiền hàng thu được từ khách hàng trong ngày.
  • Kế toán bảng kê nộp lại toàn bộ chứng từ và bảng kê cho kế toán công nợ.

2. Kế toán công nợ tiền gửi ngân hàng

công việc của kế toán công nợ

Công việc của kế toán ngân hàng hàng ngày

  • Kiểm tra tiền hàng phát sinh của khách hàng
  • Cập nhật khoản tiền vào sổ theo dõi Ủy nhiệm chi theo đúng thời gian, ngày tháng, tên khách hàng và số tiền
  • Cuối ngày, chuyển dữ liệu xuống phụ trách công nợ kinh doanh.

Kế toán bảng kê:

  • Căn cứ từ bảng kê tiền hàng từ kinh doanh chuyển xuống, kế toán bảng kê cập nhật số liệu vào bảng kê.
  • Đối với thu tiền hàng bằng séc tiền mặt hoặc séc chuyển khoản, nhân viên thu tiền phải nộp séc cho thủ quỹ. Sau đó, thủ quỹ mang séc ra ngân hàng để thu tiền về. Khi tiền về tài khoản kế toán ngân hàng cập nhật vào Ủy nhiệm chi. Khi đó, nhân viên kinh doanh được viết lên bảng kê thu tiền.
  • Nhân viên thu tiền bằng séc phải kiểm tra séc có đầy đủ chữ ký, dấu và tên, số tài khoản người thụ hưởng trên séc hay chưa.

3. Kỹ năng cần có của kế toán công nợ

  • Nắm vững các nghiệp vụ kế toán.
  • Nắm vững các chuẩn mực kế toán, thông tư và các văn bản hướng dẫn có liên quan.
  • Biết sử dụng thành thạo Excel và phần mềm kế toán
  • Có khả năng giao tiếp tốt, khả năng phân tích và tham mưu

Hi vọng, với những kiến thức mà Ketoan.vn cung cấp, bạn đã nắm được những kinh nghiệm của một kế toán công nợ cần phải có trong công tác kế toán tại doanh nghiệp. Để trở thành một kế toán công nợ giỏi, bạn cần trau dồi thêm các kiến thức chuyên môn nghiệp vụ cần thiết, sử dụng thành thạo các phần mềm kế toán. Chúc bạn thành công.

Xem thêm các bài viết về kế toán công nợ tại

Kế toán công nợ trong doanh nghiệp có vai trò gì?

5 sai sót cần tránh khi làm kế toán công nợ