Nghiệp vụ Công nợ Kế toán công nợ trong doanh nghiệp có vai trò gì?

Kế toán công nợ trong doanh nghiệp có vai trò gì?

3334
kế toán công nợ
Kế toán công nợ quyết định lợi ích doanh nghiệp

Kế toán công nợ là một phần trong hệ thống kế toán của doanh nghiệp. Nếu bạn sắp ứng tuyển vào vị trí này hoặc đang làm việc ở vị trí này, bạn đã hiểu hết vai trò và công việc của kế toán công nợ hay chưa? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết về kế toán công nợ.

1. Kế toán công nợ

Bất cứ doanh nghiệp nào cũng tồn tại những khoản nợ của khách hàng và với đối tác, nhà cung cấp, có công nợ đơn giản, có công nợ phức tạp và cần phải có kế toán công nợ để ghi chép, xử lý các vấn đề liên quan đến công nợ. Nếu quản lý công nợ tốt doanh nghiệp sẽ tránh được những thiệt hại không đáng có, ảnh hưởng đến sự phát triển của công ty. Cũng như các vị trí kế toán khác, kế toán công nợ phản ánh được tình hình tài chính của doanh nghiệp, từ đó phân tích, kịp thời đưa ra kế hoạch phát triển đúng đắn.

2. Công việc cụ thể của kế toán công nợ

Công việc của kế toán công nợ tương đối nhiều, đòi hỏi sự cẩn thận, chuyên nghiệp.

kế toán công nợ
Kế toán công nợ rất quan trọng

Quản lý công nợ khách hàng

  • Chuẩn bị và kiểm tra nội dung hợp đồng : thông tin khách hàng, điều khoản và hình thức thanh toán, chính sách phạt quá hạn, trách nhiệm, nghĩa vụ của hai bên, phương án xử lý các vấn đề phát sinh.
  • Kiểm soát và cung cấp thông tin khách hàng vào Bảng theo dõi hợp đồng kinh tế bán ra,
  • Đánh dấu mã khách hàng.

Bên cạnh đó, kế toán công nợ còn có trách nhiệm sau đối với khách hàng:

  • Theo dõi, ghi chép lại cẩn thận diễn biến phát sinh tăng, phát sinh giảm công nợ phải thu theo ngày, tháng, quý, năm.
  • Kế toán công nợ hạch toán các khoản giảm trừ công nợ mà khách hàng được hưởng căn cứ vào hợp đồng bán hàng, các chương trình chính sách kinh doanh của công ty.
  • Kiểm tra công nợ với khách hàng theo định kỳ hàng tháng và lập Biên bản đối chiếu công nợ.
  • Lập các báo cáo tổng hợp công nợ cần thu, báo cáo phân tích tuổi nợ, trình lên cấp trên theo định kỳ.
  • Xây dựng kế hoạch thu hồi công nợ của khách hàng, đồng thời phân tích, đề xuất phương án cho cấp trên thu hồi công nợ quá thời hạn, khó đòi…
  • Hợp tác, phối hợp ăn ý cùng các phòng ban, đặc biệt phòng tài chính để thu hồi công nợ đúng thời hạn.

Quản lý công nợ với nhà cung cấp

kế toán công nợ
Doanh nghiệp nào cũng cần kế toán công nợ

Đối với nhà cung cấp, kế toán công nợ có những nhiệm vụ sau:

  • Tiếp nhận, kiểm tra nội dung hợp đồng : thông tin nhà cung cấp, điều khoản thanh toán, thời hạn thanh toán, hình thức thanh toán chính sách ưu đãi ( nếu có ),…
  • Nhập thông tin đã xác thực vào Bảng theo dõi hợp đồng kinh tế 
  • Thiết lập mã cho nhà cung cấp để tránh nhầm lẫn với các nhà cung cấp khác và khách hàng.
  • Hàng ngày, căn cứ số liệu hạch toán của Kế toán mua hàng, Kế toán kho, Kế toán thanh toán thì Kế toán công nợ phải kiểm tra tính chính xác của các giao dịch lấy hàng, thanh toán tiền cho người bán và ghi nhận diễn biến phát sinh tăng, phát sinh giảm công nợ phải trả.
  • Căn cứ vào hợp đồng mua hàng, các chương trình chính sách kinh doanh của bên bán hạch toán các khoản giảm trừ công nợ mà doanh nghiệp được hưởng.
  • Ghi chép và đối chiếu công nợ với từng nhà cung cấp chốt số liệu công nợ thông qua Biên bản đối chiếu công nợ theo định kỳ.
  • Soạn báo cáo tổng hợp công nợ phải trả trình lên cấp trên theo định kỳ.
  • Lên kế hoạch thanh toán các khoản công nợ đối với nhà cung cấp đến hạn, đề xuất phương án cho cấp trên nếu doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong giải quyết các khoản công nợ.

3. Các loại báo cáo Kế toán công nợ cần phải làm

  • Sổ chi tiết công nợ khách hàng
  • Sổ chi tiết công nợ nhà cung cấp
  • Báo cáo tổng hợp công nợ phải thu ( TK 131 )
  • Báo cáo tổng hợp công nợ phải trả ( TK 331 )
  • Các báo cáo phân tích công nợ
  • Các báo cáo khác theo yêu cầu
kế toán công nợ
Doanh nghiệp đảm bảo lợi ích khi kế toán công nợ đúng cách

4. Yêu cầu kỹ năng với kế toán công nợ

  • Trước tiên, kế toán công nợ cần có kiến thức chuyên môn và nghiệp vụ về kế toán để tránh những sai sót trong quá trình làm việc khi liên quan đến số liệu và thông tin khách hàng.
  • Thành thạo Excel, am hiểu công nghệ thông tin phục vụ cho quá trình làm việc thuận tiện, dễ dàng hơn. Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp đều ứng dụng các phần mềm thông tin điện tử vào việc kế toán.
  • Thật thà, trung thực, nhanh nhẹn, khéo léo. Công việc kế toán nói chung và kế toán công nợ nói riêng luôn phải làm việc với những con số, thông tin nên đòi hỏi kế toán viên phải nhanh nhạy, thật thà để không gây thất thoát tài sản của doanh nghiệp.
  • Có kỹ năng đánh giá, phân tích tình hình tài chính, kịp thời đề xuất phương án cho cấp trên nếu đang gặp khó khăn.

Đối với mỗi doanh nghiệp, kế toán công nợ quyết định rất nhiều đến lợi ích của doanh nghiệp. Nếu kế toán công nợ không làm tốt vai trò có thể dẫn đến bất lợi về tài chính, ngược lại, kế toán công nợ tốt, doanh nghiệp mới ổn định và bền lâu. Nếu bạn thực sự muốn trở thành một kế toán công nợ chuyên nghiệp, hãy tìm hiểu thật kỹ những kiến thức về công việc này. Chúc bạn thành công!

Bài viết tham khảo: