Kinh nghiệm Những khoản chi phí cần đặc biệt lưu ý khi quyết toán...

Những khoản chi phí cần đặc biệt lưu ý khi quyết toán thuế

391
quyết toán thuế

Với những kế toán viên lâu năm, quyết toán thuế là công việc quen thuộc, không thể quên mỗi tháng, mỗi năm. Nhưng với người mới vào nghề, còn non kém về trình độ, công việc này vẫn còn nhiều khó khăn, khó tránh khỏi mắc sai sót. Bài viết dưới đây, chúng tôi muốn chia sẻ kinh nghiệm khi quyết toán thuế, đặc biệt kế toán viên không được quên những khoản chi phí sau:

1. Khi quyết toán thuế cần lưu ý chi phí lãi vay

Khi quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp, kế toán cần lưu ý đến khoản chi phí lãi vay có quan hệ liên kết được trừ.

Khoản 3, Điều 8, Nghị định 20/2017/NĐ-CP đã quy định rằng: “Tổng chi phí lãi vay phát sinh trong kỳ của người nộp thuế được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp không vượt quá 20% của tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh cộng với chi phí lãi vay, chi phí khấu hao trong kỳ của người nộp thuế”.

Như vậy, chi phí lãi vay có quan hệ liên kết khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ được trừ không quá 20% tổng lợi nhuận thuần của doanh nghiệp, cộng với chi phí lãi vay, khấu hao trong kỳ của doanh nghiệp đó.

Những khoản chi phí cần đặc biệt lưu ý khi quyết toán thuế

2. Chi phí cho hưu trí và bảo hiểm nhân thọ

Điều 2 Nghị định 146/2017/NĐ-CP quy định về mức chi phí cho hưu trí và bảo hiểm nhân thọ như sau:

“ Phần chi vượt mức 03 triệu đồng/tháng/người để trích nộp quỹ hưu trí tự nguyện, mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện, bảo hiểm nhân thọ cho người lao động; phần vượt mức quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, về bảo hiểm y tế để trích nộp các quỹ có tính chất an sinh xã hội (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm hưu trí bổ sung bắt buộc), quỹ bảo hiểm y tế và quỹ bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động”.

Như vậy, khi quyết toán thuế, kế toán quyết toán chi phí chi cho bảo hiểm hưu chí và nhân thọ không được vượt quá 3 triệu đồng/người.

3. Chi phí cho trang phục

Mức chi phí chi cho trang phục của công, nhân viên của doanh nghiệp không vượt quá 5 triệu/người/năm.

Điều này đã được quy định rõ ràng theo Thông tư 78/2014/TT-BTC: ”

Phần chi trang phục bằng hiện vật cho người lao động không có hóa đơn, chứng từ; phần chi trang phục bằng tiền, bằng hiện vật cho người lao động vượt quá 05 (năm) triệu đồng/người/năm.

Trường hợp doanh nghiệp có chi trang phục cả bằng tiền và hiện vật cho người lao động thì mức chi tối đa để tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế không vượt quá 05 (năm) triệu đồng/người/năm.

Đối với những ngành kinh doanh có tính chất đặc thù thì chi phí này được thực hiện theo quy định cụ thể của Bộ Tài chính”.

Những khoản chi phí cần đặc biệt lưu ý khi quyết toán thuế

5. Chi phí khấu hao tài sản cố định

Theo Điều 4, Thông tư 96/2015/TT-BTC, cần lưu ý một số điểm về chi phí khấu hao tài sản cố định không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế như sau:

  • Chi phí khấu hao đối với tài sản cố định không sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ được trích khấu hao tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.
  • Doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả kinh tế cao được trích khấu hao nhanh nhưng tối đa không quá 2 lần mức khấu hao xác định theo phương pháp đường thẳng.
  • Phần trích khấu hao tương ứng với nguyên giá vượt trên 1,6 tỷ đồng/xe đối với ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống (trừ: ô tô dùng cho kinh doanh vận tải hành khách, kinh doanh du lịch, khách sạn; ô tô dùng để làm mẫu và lái thử cho kinh doanh ô tô).

6. Chi phí nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hóa

Theo Điều 4, Thông tư 96/2015/TT-BTC quy định rằng:

Phần chi vượt định mức tiêu hao nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hoá đối với một số nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hóa đã được Nhà nước ban hành định mức sẽ  không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế doanh nghiệp.

7. Hoàn thuế GTGT hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu

Theo Khoản 4, Điều 1, Thông tư 130/2016/TT-BTC quy định:

“Cơ sở kinh doanh trong tháng (đối với trường hợp kê khai theo tháng), quý (đối với trường hợp kê khai theo quý) có hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu có số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ từ 300 triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế giá trị gia tăng theo tháng, quý; trường hợp trong tháng, quý số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ chưa đủ 300 triệu đồng thì được khấu trừ vào tháng, quý tiếp theo.”

Như vậy, hoàn thuế GTGT hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu không quá 10% doanh thu từ dịch vụ xuất khẩu.

8. Chi phí cho tiền lương, tiền công

Trước 30/3 năm liền kề, doanh nghiệp phải chi trả tiền lương, tiền công, tiền phụ cấp cho công, nhân viên.

Lập quỹ dự phòng để bổ sung vào quỹ tiền lương của năm sau liền kề không được quá 17% quỹ tiền lương hiện tại và chỉ được chi hết trong 6 tháng đầu năm của năm sau liền kề.

9. Chi phí khuyến mại, khi quyết toán thuế cần lưu ý

Điều 6 Nghị định 37/2006/NĐ-CP quy định như sau: “Mức giảm tối đa đối với hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại không được vượt quá 50% giá hàng hóa, dịch vụ đó ngay trước thời gian khuyến mại.”

Khi quyết toán thuế cần lưu ý, các hàng hóa, dịch vụ khuyến mại không được vượt quá 50% giá hàng hóa, dịch vụ khi chưa khuyến mại.

10. Chi phí cho thuê tài sản được miễn thuế TNCN

Điều 4 Thông tư 92/2015/TT-BTC có quy định như sau:

“Đối với cá nhân cho thuê tài sản thì mức doanh thu 100 triệu đồng/năm trở xuống để xác định cá nhân không phải nộp thuế giá trị gia tăng và không phải nộp thuế thu nhập cá nhân là tổng doanh thu phát sinh trong năm dương lịch của các hợp đồng cho thuê tài sản.

Trường hợp bên thuê trả tiền thuê tài sản trước cho nhiều năm thì khi xác định mức doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống để xác định cá nhân không phải nộp thuế giá trị gia tăng và không phải nộp thuế thu nhập cá nhân là doanh thu trả tiền một lần được phân bổ theo năm dương lịch.”

Như vậy, chi phí cho thuê tài sản được miễn thuế TNCN không được quá 100 triệu/năm.

11. Chi phí thu nhập vãng lai khi ủy quyền quyết toán thuế TNCN

Theo Điều 21, Thông tư 92/2015/TT-BTC, chi phí này không được vượt quá 10 triệu đồng/tháng.

Quyết toán thuế là công việc không hề đơn giản, liên quan đến nhiều loại chi phí. Bên trên là những loại chi phí mà bạn không được phép quên khi làm thủ tục tính thuế. Sự cẩn thận, chuyên nghiệp của bạn quyết định đến chất lượng công việc và lợi ích cho doanh nghiệp.

Xem thêm:

Kế toán chi phí thuế Thu nhập doanh nghiệp hiện hành như thế nào

15 nguyên tắc khấu trừ thuế GTGT đầu vào

Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp: Những điều nên biết