Kinh nghiệm Các mức xử phạt vi phạm quy định về kế toán mới...

Các mức xử phạt vi phạm quy định về kế toán mới nhất năm 2020

1503
vi phạm quy định kế toán
Mục lục Hiển thị

Công việc kế toán luôn yêu cầu sự chính xác đến từng con số, chuẩn về phương pháp. Bởi nếu xảy ra sai sót về quy trình hay tính chính xác, doanh nghiệp sẽ phải chịu những mức xử phạt nghiêm trọng. Theo thông tin mới, từ năm 2020 các mức xử phạt vi phạm quy định về kế toán sẽ có những thay đổi mới về pháp luật, chứng từ, sổ sách…

Theo Nghị định 41/2018/NĐ-CP, các trường hợp vi phạm quy định về kế toán và các mức xử phạt đối với hành vi vi phạm, được ban hành ngày 12/3/2018 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/ 5/2018 đến nay (2019).

Cũng theo Nghị định 41/2018/NĐ-CP, chúng ta có các mức trường hợp và phức phạt tương ứng do làm sai quy định về kế toán mới nhất 2020 như sau:

1. Xử phạt do làm sai quy định chung về pháp luật kế toán

Điều 7, Nghị định 41/2018/NĐ-CP quy định về “Xử phạt hành vi vi phạm quy định chung về pháp luật kế toán” như sau:

vi phạm quy định kế toán

Áp dụng mức phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

  • Sai quy định về chữ viết; chữ số trong kế toán;
  • Sai quy định về đơn vị tiền tệ trong kế toán;
  • Sai quy định về kỳ kế toán;
  • Sai chế độ kế toán mà đơn vị thuộc đối tượng áp dụng.

Đối với tổ chức thực hiện hành vi ban hành, công bố chuẩn mực kế toán, chuẩn mực kiểm toán, chế độ kế toán không đúng thẩm quyền, phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.

2. Xử phạt do mắc lỗi về chứng từ kế toán

Điều 8, Nghị định 41/2018/NĐ-CP quy định về “Xử phạt hành vi vi phạm quy định về chứng từ kế toán” như sau:

Áp dụng mức phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

  • Mẫu chứng từ kế toán không có đầy đủ các nội dung chủ yếu theo quy định
  • Tẩy xóa, sửa chữa chứng từ kế toán
  • Ký chứng từ kế toán bằng mực màu đỏ, mực phai màu
  • Ký chứng từ kế toán bằng đóng dấu chữ ký khắc sẵn
  • Chứng từ chi tiền không ký theo từng liên.

Áp dụng mức phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

  • Lập chứng từ kế toán không đủ số liên theo quy định của mỗi loại chứng từ kế toán;
  • Ký chứng từ kế toán khi chưa ghi đủ nội dung chứng từ thuộc trách nhiệm của người ký;
  • Ký chứng từ kế toán mà không đúng thẩm quyền;
  • Chữ ký của một người không thống nhất hoặc không đúng với sổ đăng ký mẫu chữ ký;
  • Chứng từ kế toán không có đủ chữ ký theo chức danh quy định trên chứng từ;
  • Không dịch chứng từ kế toán bằng tiếng nước ngoài ra tiếng Việt theo quy định;
  • Để hư hỏng, mất mát tài liệu, chứng từ kế toán đang trong quá trình sử dụng.

Áp dụng mức phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

  • Giả mạo, khai man chứng từ kế toán nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
  • Thỏa thuận hoặc ép buộc người khác giả mạo, khai man chứng từ kế toán nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
  • Lập chứng từ kế toán có nội dung các liên không giống nhau trong trường hợp phải lập chứng từ kế toán có nhiều liên cho một nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh;
  • Không lập chứng từ kế toán khi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh;
  • Lập nhiều lần chứng từ kế toán cho một nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh;
  • Thực hiện chi tiền khi chứng từ chi tiền chưa có đầy đủ chữ ký của người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về kế toán.

vi phạm quy định kế toán

Không chỉ bị xử phạt do làm sai các quy định về lập chứng từ kế toán như kể trên mà người làm sai còn phải khắc phục hậu quả bằng những cách sau:

  • Bổ sung các yếu tố chưa đầy đủ 
  • Buộc hủy các chứng từ kế toán bị khai man, giả mạo
  • Buộc lập bổ sung chứng từ chưa được lập khi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đối với hành vi không lập chứng từ kế toán khi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh.
  • Buộc hủy các chứng từ kế toán đã được lập nhiều lần cho một nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đối với hành vi lập nhiều lần chứng từ kế toán cho một nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh.

3. Xử phạt do mắc lỗi về sổ kế toán

Điều 8, Nghị định 41/2018/NĐ-CP quy định về “Xử phạt hành vi vi phạm quy định về sổ kế toán” như sau:

Áp dụng mức phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng với một trong các hành vi sau:

  • Lập sổ kế toán nhưng thiếu thông tin như: ngày, tháng, năm, chữ kí, số sổ, tên sổ,…
  • Sổ không ghi bằng bút mực, tẩy xóa, gạch chéo, ghi chồng lên nhau
  • Khi đóng thành sổ mà không có đầy đủ chữ ký, đóng dấu theo quy định

Áp dụng mức phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng với một trong các hành vi sau:

  • Sổ kế toán không ghi đầy đủ nội dung chủ yếu theo quy định
  • Sửa chữa sai sót không đúng phương pháp quy định
  • Không in sổ kế toán ra giấy sau khi khóa sổ trên phương tiện điện tử

Áp dụng mức phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với một trong các hành vi sau:

  • Không mở sổ kế toán vào đầu kỳ kế toán năm hoặc từ ngày thành lập
  • Thông tin, số liệu ghi trên sổ kế toán không đúng với chứng từ kế toán
  • Thông tin, số liệu trên sổ không liên tục qua các năm
  • Không khóa sổ kế toán trong trường hợp mà pháp luật quy định phải khóa

Áp dụng mức phạt tiền từ 20.000.000 đồng 30.000.000 đồng với một trong các hành vi sau:

  • Hủy bỏ trước hạn hoặc cố ý làm hư hỏng sổ
  • Để ngoài sổ kế toán tài sản, nợ phải trả của đơn vị hoặc có liên quan đến đơn vị nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

vi phạm quy định kế toán

Bên cạnh bị xử phạt tài chính về vi phạm quy định về kế toán, người vi phạm còn cần có biện pháp khắc phục:

  • Buộc bổ sung các yếu tố chưa đầy đủ 
  • Buộc sửa chữa sổ kế toán cho khớp đúng với thực tế
  • Buộc khôi phục lại sổ kế toán đối với hành vi hủy bỏ, cố làm hỏng sổ
  • Buộc bổ sung vào sổ kế toán đối với các hành vi để ngoài sổ kế toán tài sản, nợ phải trả của đơn vị hoặc có liên quan đến đơn vị vi phạm

4. Xử phạt do mắc lỗi về tài khoản kế toán

Áp dụng mức phạt tiền từ 5.000.000 đồng 10.000.000 đồng với một trong các hành vi sau:

  • Hạch toán không đúng nội dung quy định của tài khoản kế toán
  • Sửa đổi nội dung, phương pháp hạch toán của tài khoản kế toán hoặc mở thêm tài khoản kế toán mà chưa được Bộ Tài chính chấp thuận

Áp dụng mức phạt tiền từ 10.000.000 đồng 20.000.000 đồng khi không thực hiện đúng hệ thống tài khoản kế toán đã được Bộ Tài chính ban hành hoặc chấp thuận.

Kế toán viên không được hoặc phải hạn chế tối đa những vi phạm quy định về kế toán. Nếu xảy ra những vi phạm lớn hơn, người làm sai không chỉ đối mặt với bồi thường tài chính mà còn bị xử lý hình sự. Quá trình này sẽ làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, tổn thất không hề nhỏ. Hy vọng kế toán viên có đầy đủ kiến thức để không đưa doanh nghiệp mình gặp những rắc rối về pháp luật.

Xem thêm:

Các trường hợp vi phạm báo cáo tài chính sẽ bị xử phạt như thế nào?