Kinh nghiệm Thủ tục xử lí phế liệu, phế phẩm trong quá trình sản...

Thủ tục xử lí phế liệu, phế phẩm trong quá trình sản xuất

2602

Trong quá trình sản xuất, doanh nghiệp sẽ có nhiều phế liệu và phế phẩm cần phải xử lý. Những phế liệu và phế phẩm này cần phải được xử lý đúng trình tự và đúng quy cách. Vậy thủ tục xử lí phế liệu, phế phẩm như thế nào để đảm bảo đúng quy trình? 

Thủ tục xử lí phế liệu, phế phẩm trong quá trình sản xuất

Phế liệu, phế phẩm được thu hồi từ quá trình sản xuất là gì?

Những phế liệu, phế phẩm được thu hồi từ quá trình sản xuất là những phế liệu được phát sinh khi sản xuất của doanh nghiệp.

Xuyên suốt trong quá trình sản xuất, doanh nghiệp cần phải tổng hợp và phân bổ chính xác, kịp thời. Cụ thể là những loại chi phí sản xuất dựa trên từng đối tượng hạch toán chi phí. Bên cạnh đó còn có những đối tượng tính giá thành của doanh nghiệp.

Dựa trên cơ sở đó, doanh nghiệp hoàn toàn có thể kiểm tra được tình hình thực hiện những định mức và dự toán những chi phí của sản xuất. Khi có những phế liệu, phế phẩm được thu hồi trong quá trình sản xuất, doanh nghiệp có thể lựa chọn phương án xử lý phù hợp với tình hình sản xuất của mình.

Xử lí phế liệu khi công ty có vật tư, hàng hóa tồn kho bị hư hỏng

Trong sản xuất, khi công ty có những vật tư, hàng tồn kho trong tình trạng bị hư hỏng hoặc bị mất phẩm chất sẽ phải xử lí phế liệu như thế nào?

Trong trường hợp mà doanh nghiệp đã trích lập dự phòng, sẽ phải thực hiện thủ tục thanh lý và xử lý tài sản theo đúng quy định tại Khoản 4, Điều 4, Thông tư 228 của Bộ tài chính về hướng dẫn và trích lập sử dụng các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho.

Cụ thể, doanh nghiệp sẽ lập hội đồng để xử lý tài sản đã không còn sử dụng và hủy bỏ trước đó. Đối với biên bản thẩm định về việc xử lý những phế liệu, phế phẩm, cần phải đảm bảo đầy đủ nội dung. Bao gồm những nội dung quan trọng như sau:

  • Kê khai chi tiết tên của những phế liệu, phế phẩm cần phải xử lý
  • Số lượng phế liệu, phế phẩm cần phải hủy bỏ
  • Giá trị của những phế liệu, phế phẩm cần phải hủy bỏ
  • Nguyên nhân về việc cần phải hủy bỏ
  • Giá trị mà doanh nghiệp thu hồi lại được do bán hành lý
  • Giá trị thiệt hại thực tế của doanh nghiệp

Đối với mức độ tổn thất thực tế của những loại phế liệu, phế phẩm ở trong doanh nghiệp mà không được thu hồi, gọi là những khoản chênh lệch về giá trị được ghi ở trên sổ kế toán trừ đi khoản giá trị thu hồi do thanh lý. Những khoản này sẽ do bên gây thiệt hại đền bù và do cả bên thanh lý hàng hóa.

Khi nào xử lý hạch toán những phế liệu, phế phẩm?

Khi doanh nghiệp xác định giá trị tổn thất thực tế của những mặt hàng tồn đọng, nhưng không được thu hồi lại cần có quyết định xử lý hủy bỏ.

Khi doanh nghiệp đã đảm bảo được nguồn dự phòng giảm giá hàng tồn kho, khoản chênh lệch bị thiếu sẽ được hạch toán và khoản giá vốn hàng bán của bên doanh nghiệp.

Trường hợp vật tư, hàng hóa bị hỏng do hết hạn sử dụng

Thủ tục xử lí phế liệu, phế phẩm trong quá trình sản xuất

Khi những vật tư, hàng hóa bị hỏng do hết hạn sử dụng, hoặc bị hư hỏng do đã thay đổi về quá trình sinh hóa tự nhiên nhưng không được bồi thường, doanh nghiệp sẽ phải làm thế nào?

Doanh nghiệp sẽ chủ động tính vào trong chi phí được trừ khi đã xác định các khoản thu nhập chịu thuế. Nếu như doanh nghiệp đã thực hiện đúng toàn bộ những điều kiện này theo hồ sơ quy định trong khoản 2.1, Điều 6, Thông tư 123 của Bộ tài chính. Trường hợp này doanh nghiệp cũng được chủ động tính vào chi phí được trừ.

Tính thu nhập từ thanh lý tài sản cho doanh nghiệp

Trường hợp doanh nghiệp có những phế liệu, phế phẩm cần phải thanh lý bớt, doanh nghiệp sẽ tính phần thu nhập từ thanh lý tài sản dựa trên công thức như sau:

Doanh thu thu được từ thanh lý tài sản – giá trị còn lại của tài sản đã được thanh lý

Mức doanh thu từ việc thanh lý tài sản trong doanh nghiệp sẽ được xác định dựa trên thời điểm thanh lý và những khoản chi phí được tính vào những khoản thu nhập khác khi xác định thu nhập doanh nghiệp.

Xem thêm: 

Quy trình quản lý hồ sơ tài liệu trong doanh nghiệp

5 Ví dụ về văn hóa doanh nghiệp và bộ tài liệu văn hóa doanh nghiệp

Chia sẻ bộ tài liệu ôn thi chứng chỉ kế toán viên, kiểm toán viên năm 2020

Những thông tin cần biết khi xin giấy phép đầu tư năm 2020

Phương pháp bảo quản, lưu trữ tài liệu kế toán tại các đơn vị kế toán