Kinh nghiệm Đối tượng và phương pháp Kế toán chi phí sản xuất

Đối tượng và phương pháp Kế toán chi phí sản xuất

365
1012c3de-f5ab-4b21-b794-8780dbc46651

Khi làm ở vị trí kế toán, nhất định kế toán viên cần phải nắm được tối tượng và phương pháp kế toán chi phí sản xuất. Để nắm được rõ hơn về đối tượng và phương pháp, hãy theo dõi bài viết này!

Đối tượng và phương pháp Kế toán chi phí sản xuất

Đối tượng kế toán chi phí sản xuất và giá hình thành

Khái niệm

Đối tượng kế toán chi phí sản xuất

  • Đối tượng kế toán chi phí sản xuất bao gồm phạm vi tập hợp chi phí. Còn có thể hiểu là nơi phát sinh chi phí và nơi phải chịu chi phí đó
  • Đối tượng giá hình thành bao gồm sản phẩm, bán thành phẩm, dịch vụ, công việc, lao vụ.. Những đối tượng này đều đòi hỏi phải tính giá thành một đơn vị

Xác định và phân biệt các đối tượng

Khi kế toán viên muốn xác định và phân biệt được các đối tượng chi phí sản xuất và đối tượng giá hình thành. Kế toán viên cần phải dựa trên những cơ sở dưới đây:

  1. Quy trình công nghệ sản xuất

Khi dựa vào quy trình công nghệ sản xuất, kế toán viên cần biết sản xuất dựa trên công nghệ và quy trình đơn giản hay phức tạp.

  • Sản xuất đơn giản

+ Đối tượng chi phí sản xuất. Có thể là sản phẩm hoặc toàn bộ quy trình sản xuất. Hoặc nó cũng có thể là một nhóm sản phẩm.

+ Đối tượng giá hình thành. Được xem là sản phẩm cuối cùng.

  • Sản xuất phức tạp

+ Đối tượng chi phí sản xuất. Có thể là chi tiết sản phẩm, giai đoạn chế biến, bộ phận, phân xưởng… Hoặc có thể là nhóm sản phẩm, nhóm chi tiết

+ Đối tượng giá hình thành. Bao gồm bán thành phẩm ở công đoạn chế tạo hoặc có thể là thành phẩm đang ở bước chế tạo cuối cùng.

  1. Dựa vào loại hình sản xuất

Kế toán viên nên tìm hiểu các sản phẩm được sản xuất hàng loạt với số lượng lớn hay sản xuất hàng loạt với số lượng nhỏ, sản xuất đơn chiếc.

  • Sản xuất hàng loại số lượng nhỏ và sản xuất đơn chiếc.

+ Đối tượng chi phí sản xuất. Khi sản xuất những đơn đặt hàng riêng biệt

+ Đối tượng giá hình thành. Sản phẩm cùa từng đơn đặt hàng.

  • Sản xuất hàng loạt với số lượng lớn

+ Đối tượng chi phí sản xuất. Bao gồm các bộ phận, chi tiết trong quá trình sản xuất, giai đoạn chế biến hay phân xưởng.

+ Đối tượng giá hình thành. Sản phẩm được chế biến ở các bước cuối cùng hoặc bán thành phẩm.

Kế toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm

Phương pháp kế toán chi phí sản xuất

  • Phương pháp này được sử dụng để tổng hợp và phân loại các chi phí trong quá trình sản xuất nằm trong phạm vi giới hạn kế toán CPSX.
  • Một số phương pháp kế toán chi phí: Bao gồm phương pháp kế toán chi phí dựa theo đơn đặt hàng, dựa theo chi phí sản phẩm, nhóm sản phẩm, công nghệ hay phân xưởng.
  • Khi kế toán viên vận dụng các phương pháp chi phí sản xuất vào trong công tác kế toán. Kế toán viên hoàn toàn có thể mở các sổ hoặc mở các thẻ chi tiết chi phí SX dựa trên từng đối tượng đã được xác định. Theo đó, có thể phản ánh được các chi phí phát sinh có liên quan đến các đối tượng. Và hàng tháng kế toán viên cần phải thực hiện tổng hợp các chi phí dựa trên từng đối tượng.

Phương pháp tính giá thành sản phẩm

  • Đối với phương pháp tính giá thành sản phẩm, có thể hiểu đơn giản là một phương pháp hoặc một hệ thống các phương pháp. Phương pháp này được sử dụng để tính giá thành các sản phẩm của những đơn vị sản phẩm. Và phương pháp này mang tính thuần túy kỹ thuật tính toán chi phí dành cho từng đối tượng giá thành sản phẩm. Có thể hiểu theo cách khác. Phương pháp tính giá thành sản phẩm là một cách thức hoặc một phương pháp tính toán để có thể xác định được giá thành của từng đơn vị.
  • Khi sử dụng phương pháp tính giá thành sản phẩm, sẽ bao gồm những các phương pháp như sau. Phương pháp phân bước; phương pháp trực tiếp; phương pháp hệ số; phương pháp tỷ lệ; phương pháp loại trừ giá trị của sản phẩm; phương pháp liên hợp.

Khi tính giá thành sản phẩm ở trong doanh nghiệp. Có thể tùy thuộc vào đối tượng chi phí và tùy thuộc vào đối tượng giá thành. Mà doanh nghiệp sẽ quyết định sử dụng phương pháp nào.

Xem thêm:

Ghi hai sổ kế toán mang lại tác hại gì cho doanh nghiệp?

Chi tiền trang phục có được khấu trừ khi tính thuế?

Lùi thời hạn nộp thuế, thuê đất 5 tháng theo Nghị định 41/2020/NĐ-CP