Kinh nghiệm Hướng dẫn cách phân loại tài khoản kế toán ngân hàng hiệu...

Hướng dẫn cách phân loại tài khoản kế toán ngân hàng hiệu quả nhất

649
Hướng dẫn cách phân loại tài khoản kế toán ngân hàng hiệu quả nhất

Khi có quá nhiều các tài khoản kế toán ngân hàng. Điều này sẽ là kế toán viên dễ bị nhầm lẫn và khó sử dụng. Vậy làm thế nào để phân loại tài khoản kế toán ngân hàng nhanh và hiệu quả nhất?

Hướng dẫn cách phân loại tài khoản kế toán ngân hàng hiệu quả nhất

Phân loại kế tài khoản kế toán dựa trên kết cấu và công dụng

Khi kế toán viên áp dụng phương pháp phân loại tài khoản kế toán dựa vào kết cấu và công dụng. Tương ứng với việc sắp xếp lại các tài khoản dựa theo mối quan hệ hai chiều. Bao gồm tài sản và nguồn vốn. Mục đích chính khi áp dụng phương pháp phân loại này để có thể làm rõ bản chất của tài khoản trong quá trình phản ánh, kiểm soát đối tượng kế toán ngân hàng.

Khi dựa theo phương pháp phân loại này, kế toán viên có thể phân loại thành các tài khoản như sau:

  • Tài khoản phản ánh nguồn vốn: Những tài khoản này chính là phương pháp phản ánh nghiệp vụ của ngân hàng. Cụ thể về tính chất của các tài khoản nguồn vốn bao gồm dư và có.

Ví dụ như khi phản ánh tài khoản gửi tiết kiệm của khách hàng, tài khoản quỹ của ngân hàng.

Hướng dẫn phân loại tài khoản kế toán ngân hàng hiệu quả

  • Tài khoản sử dụng phản ánh tài sản. Tài khoản này được sử dụng để phản ánh nguồn vốn của ngân hàng. Đối với tính chất của tài khoản này bao gồm dư và nợ.
  • Tài khoản sử dụng để phản ánh tài sản và nguồn vốn. Đối với tài khoản này sẽ được chia thành hai nhóm như sau:

+ Tài khoản có thể sử dụng cả tài sản và có thể sử dụng để phản ánh nguồn vốn. Đối với số dư của tài khoản này, có thể dư nợ hoặc dư có.

+ Tài khoản có thể sử dụng để phản ánh cả nguồn vốn và phản ánh tài sản cùng một thời điểm. Tài khoản này có hai số dư, bao gồm số dư nợ và số dư có. Trường hợp kế toán viên cân đối tài khoản, kế toán viên vẫn cần phải để cả hai số dư. Các số dư sẽ không được bù trừ cho nhau.

Phân loại tài khoản dựa vào mối liên hệ và bảng cân đối

Khi kế toán viên áp dụng phương pháp này, tài khoản kế toán trong ngân hàng sẽ được chia thành tài khoản trong bảng cân đối, hay còn được gọi là tài khoản nội bảng. Và tài khoản kế toán ngoài bảng cân đối, hay còn được gọi là tài khoản ngoại bảng.

  • Tài khoản trong bảng cân đối kế toán. Sử dụng tài khoản này để có thể phản ánh được tài sản cũng như nguồn vốn của chính đơn vị ngân hàng đó. Khi tài sản và nguồn vốn này vận động, nó sẽ có sự ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô cơ cấu tài sản của ngân hàng. Khi kế toán viên sử dụng những tài khoản nội bảng này, sẽ phải áp dụng phương pháp ghi sổ kép.
  • Tài khoản ngoài bảng cân đối kế toán. Sử dụng tài khoản này để phản ánh những tài sản chưa thuộc quyền sở hữu của ngân hàng. Hoặc để phản ánh những nghĩa vụ mà ngân hàng phải thanh toán. Những nghiệp vụ phát sinh trong ngân hàng nhưng nó không tác động trực tiếp đến tài sản cũng như nguồn vốn của ngân hàng. Khi áp dụng tài khoản này, kế toán viên sẽ áp dụng phương pháp ghi sổ đơn.

Phương pháp phân loại kế toán theo mức độ tổng hợp và chi tiết

Khi dựa vào phương pháp phân loại tài khoản kế toán này. Kế toán viên sẽ phân loại ra được hai loại tài khoản, đó là tài khoản tổng hợp và tài khoản chi tiết.

  • Tài khoản tổng hợp. Dựa vào những chỉ tiêu nhất định, kế toán viên sẽ phản ánh tổng hợp toàn bộ các hoạt động của ngân hàng. Mục đích cuối cùng để cung cấp các thông tin kinh tế và thông tin tài chính. Nhằm để phục vụ chỉ đạp thực thi chính sách tiền tệ và chỉ đạo các hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
  • Tài khoản chi tiết. Sử dụng tài khoản này để phản ánh các đối tượng kế toán cụ thể. Còn đối với các tài khoản nằm trong bộ phân giao dịch. Sử dụng tiểu tài khoản để phản ánh các hoạt động tiền gửi và tiền vay của khách hàng. Còn đối với các tài khoản nội bộ. Tiểu tài khoản sẽ được sử dụng để phản ánh chi tiết các loại sản phẩm.

Xem thêm:

Ghi hai sổ kế toán mang lại tác hại gì cho doanh nghiệp?

Chi tiền trang phục có được khấu trừ khi tính thuế?

Lùi thời hạn nộp thuế, thuê đất 5 tháng theo Nghị định 41/2020/NĐ-CP