Kinh nghiệm Những giấy tờ, hồ sơ cần chuyển bị để quyết toán thuế...

Những giấy tờ, hồ sơ cần chuyển bị để quyết toán thuế nhanh, chính xác nhất

577

Những kinh nghiệm quyết toán thuế nhanh và chính xác luôn là đề tài được nhiều công ty quan tâm? Để biết rõ hơn thông tin về vấn đề trên ngay sau đây chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn nhé.

Những giấy tờ, hồ sơ cần chuyển bị để quyết toán thuế nhanh, chính xác nhất

Như thế nào là quyết toán thuế?

Quyết toán thuế chính là công việc bắt buộc của một doanh nghiệp sau một thời gian thành lập. Thông thường là sau 5 năm còn doanh nghiệp lớn thì có khi1 năm mới quyết toán 1 lần.

Trường hợp doanh nghiệp cần phải quyết toán thuế là: Sau khi đơn vị có quyết định thanh tra quyết toán của cơ quan thuế quản lý yêu cầu. Và cơ quan thuế thường hẹn doanh nghiệp sau 2 tuần để có thời gian chuẩn bị. Quyết thuế nhằm mục đích truy thu thuế TNDN, thuế GTGT và thuế TNCN của doanh nghiệp. 

Theo như quy định quản lý thuế hiện hành thì các doanh nghiệp cần phải:

  • Tự tính toán, kê khai, nộp đủ tiền đóng thuế.
  • Phải chịu trách nhiệm về tính chính xác với các số liệu đã kê khai.

Kinh nghiệm quyết toán thuế đối với doanh nghiệp

Những giấy tờ, hồ sơ cần chuyển bị để quyết toán thuế nhanh, chính xác nhất

Sau khi nhận được thông báo về việc kiểm tra quyết toán thuế từ cơ quan thuế thì cần phải:

+ Chuẩn bị sẵn lịch trình và thông báo cho giám đốc doanh nghiệp về lịch làm việc.

+ Chuẩn bị văn phòng tiếp đoàn thanh tra.

Một số chuẩn bị khác về hồ sơ, chứng từ khi làm việc với cơ quan thuế:

+ Giấy phép đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp (giấy phép thành lập doanh nghiệp).

+ Phiếu thu, phiếu chi, nhập xuất,…

+ Tờ khai hàng tháng: chuẩn bị tờ khai của các tháng trong năm mà doanh nghiệp mình quyết toán.

+ Sổ sách: in, ký tên, đóng dấu đủ sổ nhật ký chung, sổ cái, sổ chi tiết tài khoản, thẻ kho,…

+ Chứng từ: chuẩn bị đầy đủ, hóa đơn mua vào, bán ra, giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước,…

+ Kiểm tra hóa đơn mua vào, bán ra kê khai trong phụ lục 01, 02 tờ khai đúng, đủ không?

+ Kiểm tra các khoản chi phí như: chi phí có đủ hóa đơn, chứng từ hay không. Kiểm tra chi phí tiền lương, BHXH,… các khoản chi phí quảng cáo, khuyến mãi,… Xem có đủ chứng từ, vượt mức khống chế hay không.

+ Kiểm tra các khoản giảm trừ doanh thu như chiết khấu, khuyến mãi,… Những hàng bán bị trả lại thuế sẽ kiểm tra kỹ lưỡng. Với trường hợp giảm giá vốn hàng bán bị trả lại có hợp lý hay không.

+ Giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước. Là căn cứ để cơ quan thuế và đơn vị dễ đối chiếu công nợ thuế hết kỳ quyết toán.

+ Báo cáo tài chính liên quan BCĐKT, BC KQKD, LCTT, TM BCTC,…

Doanh nghiệp cần chuẩn bị những gì để làm quyết toán thuế nhanh?

Một người kế toán cần phải chuẩn bị tốt tinh thần ứng biến tất cả mọi tình huống. Ví dụ như tình huống bất ngờ các cán bộ thuế hỏi trong quá trình kiểm tra sổ sách. Khi ấy kế toán cần phải biết cách xử lý để bảo vệ tối đa quyền lợi cho doanh nghiệp.

Và để làm quyết toán kế toán năm diễn ra thật tốt đẹp và bị truy thu ít tiền thuế. Kế toán thuế cần phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, chứng từ, sổ sách, các giấy tờ kèm theo. Chuẩn bị kỹ, khi được hỏi đến sẽ có ngay để trình bày tránh việc ấp úng. Các giấy tờ cần chuẩn bị như sau:

– Tờ khai thuế GTGT hàng tháng đã nộp.

– Hóa đơn, chứng từ mua vào, bán ra kèm theo tờ khai đã nộp.

– Tất cả các loại giấy nộp tiền thuế.

– Báo cáo tài chính các năm đã nộp.

– Quyết toán thuế TNDN theo mẫu 03/TNDN.

– Quyết toán thuế TNDN theo mẫu 05/KK.

– Sổ cái các TK theo bảng cân đối số phát sinh.

– Sổ chi tiết các tài khoản liên quan.

– Biên bản đối chiếu công nợ các năm.

– Bảng trích khấu hao TSCĐ và bảng phân bổ CCDC.

Bài viết trên đã cung cấp đầy đủ thông tin về quyết toán thuế trong ngành kế toán hiện nay. Nếu như có ai vẫn còn đang phân vân, thắc mắc về vấn đề trên. Thì có thể theo dõi bài viết để củng cố thêm cho mình nhiều kiến thức hơn. Học hỏi được cho mình nhiều kinh nghiệm hơn trong quá trình làm việc.

Xem thêm

Những “kinh nghiệm vàng” khi làm quyết toán thuế công ty thương mại

Luật Lao động 2019 thêm 4 điều cấm mới với tất cả doanh nghiệp từ 01/01/2021

Lãi suất huy động có thể giảm mạnh trong thời dịch bệnh Covid-19