Kế toán cho giám đốc old Lãi suất huy động có thể giảm mạnh trong thời dịch bệnh...

Lãi suất huy động có thể giảm mạnh trong thời dịch bệnh Covid-19

383

Covid – 19 hiện đang bùng nổ một cách mạnh mẽ và gây ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế của thế giới, đặc biệt là lãi suất huy động. Trong đó, Việt Nam cũng không thể nào tránh khỏi. Lãi suất này được cho là sẽ giảm mạnh trong thời gian tới.

Thông tin về sự biến động của lãi suất huy động trong thời điểm dịch Covid - 19

Covid – 19 đã ảnh hưởng như thế nào đến nền kinh tế Việt Nam?

Độ tháng 2 và tháng 3 vừa qua là thời điểm mà covid – 19 xuất hiện, lây lan và bùng nổ ngày càng nguy hiểm. Theo đó, để tránh tình hình lây lan của dịch bệnh. Nhà nước Việt Nam đã thực hiện nhiều chính sách. Không chỉ cấm nhập cảnh đối với khách nước ngoài mà còn đóng cửa nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh.

Các hoạt động vui chơi giải trí đình trệ, khu du lịch không hoạt động. Đặc biệt là các nhà hàng, khách sạn dường như không thể chống chọi nổi với phí thuê mặt bằng đắt đỏ. Song song với đó, nền kinh tế Việt Nam cũng đi xuống với sự sụt giảm của lãi suất huy động.

Cụ thể, lãi suất huy động ở kỳ hạn 12 tháng của hầu hết các ngân hàng tại Việt Nam hiện đang có xu hướng giảm nhẹ. Trong thời gian tới, nếu như tình hình dịch bệnh vẫn không có chiều hướng tốt thì lãi suất vẫn sẽ tiếp tục giảm. Và Việt Nam cần có một khoản thời gian để phục hồi sau những tổn thương mà virut gây ra.

Một số minh chứng cho sự sụt giảm này

Thông tin về sự biến động của lãi suất huy động trong thời điểm dịch Covid - 19

Nếu chỉ nói lãi suất huy động của các ngân hàng giảm nhẹ thì khá không thuyết phục? Do đó, chúng tôi dẫn ra số liệu được chứng minh bởi chứng khoán Bảo Việt. Theo đó, lãi suất nhóm Big4 giảm trung bình 0.1%. 

Ngoài ra, đối với nhóm ngân hàng thương mại có vốn trên 5.000 tỷ đồng, lãi suất giảm 0,07%. Các ngân hàng còn lại thì giảm trung bình khoảng 0.01%. Không thể phủ nhận rằng nền kinh tế Việt Nam phải chịu ảnh hưởng không hề nhỏ. Cụ thể:

  • Chỉ số sản xuất công nghiệp năm nay so với cùng kỳ năm trước, chỉ tăng 6,2%
  • Tổng mức bán lẻ chỉ tăng khoảng 8,3% chưa đến 10% so với cùng kỳ năm 2019.
  • Lượng khách du lịch quốc tế giảm đáng kể, khoảng 37,1% so với thời điểm đầu tháng 1.
  • Gần 16,2 nghìn doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động kinh doanh chỉ trong hai tháng đầu năm. Ước tính con số này tăng khoảng 19,5% so với năm trước.

Vì sao lãi suất huy động giảm trong thời điểm dịch Covid 19

Một hệ quả tất nhiên của việc ngừng hoạt động các doanh nghiệp là sự suy giảm của lãi suất huy động. Các doanh nghiệp không hoạt động thì sẽ không có nhu cầu vay vốn, tín dụng do đó giảm mạnh. Theo đó, ngân hàng cũng mất đi một lượng lớn khoản có thể cho vay. Không còn dồi dào như mọi năm nữa.

Hiện tại, diễn biến của dịch Covid 19 hết sức phức tạp và nhà nước vẫn chưa thể nào cho các công ty hoạt động lại, kinh doanh đình trệ. Điều này đẩy nhanh con số những doanh nghiệp tạm ngừng vay vốn. 

Trước tình hình căng thẳng này thì ngân hàng nhà nước Việt Nam cũng đã có những hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp. Đó là việc hỗ trợ về lãi suất cho vay, giãn nợ ra cho các doanh nghiệp có thể xoay sở trong thời điểm này. Nếu tình trạng không có người vay vốn cứ kéo dài sẽ dẫn đến hậu quả là cầu huy động lại tiếp tục giảm mạnh.

Ngân hàng nhà nước quyết định điều chỉnh mức lãi suất tiền gửi

Để hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong thời kỳ đại dịch, ngân hàng đã có hành động cụ thể. Đó là giảm mức lãi suất tiền gửi, cụ thể như sau:

  • Lãi suất đối với tiền gửi không kỳ hạn dưới 1 tháng, giảm từ 0,8% còn 0,5%/năm.
  • Lãi suất áp dụng với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 đến 6 tháng, giảm từ 5% xuống còn 4,75% mỗi năm.

Đây là quyết định hoàn toàn đúng đắn, góp phần hỗ trợ không nhỏ cho các doanh nghiệp hiện nay. Mong rằng, tình hình dịch bệnh sẽ được cải thiện. Để nền kinh tế Việt Nam trở lại quỹ đạo như bình thường.

Xem thêm

Vận dụng giá trị hợp lý sẽ mang lại những lợi ích không ngờ cho công ty

Những dấu hiệu “nhận dạng” gian lận Báo cáo tài chính

Cách hạch toán tài khoản 515 – Doanh thu hoạt động tài chính