Nổi bật 1 Hình thức kế toán Nhật ký – Sổ Cái là gì? Trình...

Hình thức kế toán Nhật ký – Sổ Cái là gì? Trình tự ghi sổ kế toán của hình thức này?

4344

Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký – Sổ Cái: Các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh được kết hợp ghi chép theo trình tự thời gian và theo nội dung kinh tế (theo tài khoản kế toán) trên cùng một quyển sổ kế toán tổng hợp duy nhất là sổ Nhật ký – Sổ Cái. Căn cứ để ghi vào sổ Nhật ký – Sổ Cái là các chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại.

Hình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái: đặc điểm và trình tự ghi sổ

Đặc điểm của hình thức kế toán Nhật ký – Sổ Cái

Đặc điểm của hình thức kế toán này là:

– Tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều được ghi trên 1 số kế toán là sổ Nhật ký – Sổ Cái theo trình tự thời gian.

– Căn cứ để ghi sổ Nhật ký – Sổ Cái là các chứng từ kế toán.

Các loại sổ sử dụng trong hình thức kế toán Nhật ký – Sổ Cái

Thứ nhất, Sổ Nhật ký – Sổ Cái. Nhật ký – Sổ Cái gồm 2 phần: phần Nhật ký và phần Sổ Cái.

+ Phần Nhật ký bao gồm các cột: Ngày, tháng ghi sổ; Số hiệu; Ngày, tháng của chứng từ; Diễn giải.

+ Phần Sổ Cái: phần này có nhiều cột để ghi các tài khoản. Mỗi tài khoản gồm 2 cột là Nợ và Có. Số lượng các cột phụ thuộc vào số lượng các tài khoản đơn vị sử dụng.

Hình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái: đặc điểm và trình tự ghi sổ

Bạn đọc có thể tải về sổ Nhật ký – Sổ Cái TẠI ĐÂY.

Thứ hai, các sổ, thẻ kế toán chi tiết.

Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký – Sổ Cái

*Hàng ngày

Hằng ngày, kế toán ghi sổ Nhật ký – Sổ Cái. Để ghi sổ này kế toán cần xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có dựa vào các chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế toán. Số liệu của mỗi chứng từ được ghi trên một dòng ở cả 2 phần Nhật ký và Sổ Cái.

Sau khi đã ghi Sổ Nhật ký – Sổ Cái, kế toán căn cứ vào các chứng từ kế toán và Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại để ghi vào Sổ, Thẻ kế toán chi tiết.

*Cuối kỳ

Cuối kỳ, kế toán tổng hợp số liệu để tính tổng số phát sinh đến cuối kỳ. Căn cứ để tổng hợp là cột số phát sinh ở phần Nhật ký và các cột Nợ, Có của từng tài khoản phần Sổ Cái.

Sau đó tính số dư cuối kỳ của từng tài khoản trên Nhật ký – Sổ Cái thông qua số dư đầu kỳ và số phát sinh trong kỳ.

*Kiểm tra, đối chiếu số cộng cuối kỳ trong Sổ Nhật ký – Sổ Cái

Theo nguyên tắc:

Tổng số phát sinh ở Sổ Nhật ký = Tổng số phát sinh Nợ của tất cả các tài khoản = Tổng số phát Có của tất cả các tài khoản

Tổng số dư Nợ của các Tài khoản = Tổng số dư Có của các tài khoản

Nếu sau khi lập Sổ Nhật ký – Sổ Cái mà số liệu không thỏa mãn các điều kiện trên thì chắc chắn bạn đã có nhầm lẫn trong quá trình ghi sổ.

*Các sổ, thẻ kế toán chi tiết

Cuối kỳ, các sổ, thẻ kế toán chi tiết cũng phải được khoá sổ. Kế toán phải tổng hợp số phát sinh bên Nợ và số phát sinh bên Có để tính ra số dư cuối kỳ của từng đối tượng. Đây là căn cứ để kế toán lập Bảng tổng hợp chi tiết cho từng tài khoản.

Sau đó, kế toán kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa Bảng tổng hợp chi tiết và số phát sinh Nợ, số phát sinh Có, số dư cuối kỳ của từng tài khoản trên Sổ Nhật ký – Sổ Cái.

Nếu không xảy ra sai sót, kế toán căn cứ theo sổ Nhật ký – Sổ Cái và Bảng tổng hợp chi tiết để lập báo cáo tài chính.

Ưu điểm

Hình thức kế toán này có các ưu điểm sau:

– Sổ kế toán gọn nhẹ, tất cả các nghiệp vụ kế toán phát sinh đều phản ánh trên sổ Nhật ký – Sổ cái.

– Không có hiện tượng ghi trùng lặp các nghiệp vụ.

– Dễ kiểm tra, đối chiếu nếu xảy ra sai sót.

Nhược điểm

Hình thức kế toán này có các nhược điểm sau đây:

– Khó phân công lao động kế toán do chỉ có 1 sổ Nhật ký – Sổ cái.

– Việc ghi sổ cái mất nhiều thời gian.

Đơn vị nào phù hợp với hình thức kế toán này?

Hình thức kế toán Nhật ký – Sổ cái phù hợp với các đơn vị có quy mô nhỏ, ít nghiệp vụ kinh tế phát sinh và ít lao động kế toán.

Trên đây là các thông tin về hình thức kế toán Nhật ký – Sổ cái. Hy vọng bài viết đã đem lại thông tin hữu ích cho bạn đọc. Chúc các bạn thành công.

Xem thêm:

Mời tải về mẫu Bảng tổng hợp nhập, xuất, tồn vật tư, hàng hóa

Hướng dẫn hạch toán tài khoản 347 – Thuế thu nhập hoãn lại phải trả theo thông tư 200

Mời tải về mẫu Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ (File Word, Excel)