Chi phí Lương Đi làm ngày lễ 30/4 – 1/5 được tính lương như thế...

Đi làm ngày lễ 30/4 – 1/5 được tính lương như thế nào?

374

Ngày lễ 30/4 – 1/5, theo quy định, ngày này cả nước sẽ được nghỉ. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, vẫn sẽ có những người lao động đi làm. Bởi nhiều doanh nghiệp cần phải đáp ứng được sản xuất, đặc biệt trong các khu công nghiệp, việc người lao động đi làm trong ngày lễ vẫn thường xảy ra. Như vậy, đi làm ngày lễ 30/4 – 1/5 sẽ được tính lương như thế nào?

Đi làm ngày lễ 30/4 – 1/5 được tính lương như thế nào?

Lịch nghỉ lễ 30/4 – 1/5 năm 2020

Theo lịch của năm 2020, ngày 30/4 sẽ rơi vào thứ 5 và ngày 1/5 sẽ rơi vào thứ 6. Như vậy, đối với những người lao động phải làm ngày thứ 7, sẽ được nghỉ hai ngày lễ.

Đối với những người lao động làm việc ở trong các công ty có quy định nghỉ cả thứ 7 và chủ nhật. Những người lao động này sẽ được nghỉ tối đa 4 ngày cho dịp lễ 30/4 – 1/5.

Như vậy, đối với thời gian nghỉ lễ 30/4 – 1/5 năm 2020. Người lao động sẽ được nghỉ nhiều nhất 4 ngày. Tuy thuộc vào thời gian làm việc của các doanh nghiệp mà lịch nghỉ lễ của người lao động sẽ được tính khác nhau.

Đi làm ngày lễ 30/4 – 1/5 sẽ được tính lương như thế nào?

Người lao động nghỉ làm nhưng vẫn được hưởng nguyên lương trong các trường hợp đã được Chính phủ quy định. Bao gồm hai ngày như sau: Ngày Chiến thắng (30/4 dương lịch), được nghỉ 01 ngày. Và ngày Quốc tế lao động (01/5 dương lịch), được nghỉ 01 ngày. Điều này đã được quy định trong khoản 1 Điều 115 Bộ luật Lao động 2012.

Như vậy, trong hai ngày nghỉ lễ 30/4 – 1/5, toàn bộ người lao động mặc dù nghỉ làm nhưng vẫn sẽ được hưởng nguyên lương. Còn đôi với các doanh nghiệp cần thiết về nguồn nhân lực. Bắt buộc phải bối trí cho người lao động đi làm trong những ngày này, cần phải tính tiền làm thêm giờ cho người lao động.

Khi người lao động làm thêm giờ trong các ngày nghỉ lễ của cả nước. Khi được người sử dụng lao động trả lương theo đơn giá tiền lương hoặc tiền công mà mình đang làm. Số tiền lưong này được tính ít nhất bằng 300% mức lương ngày thường. Chưa kể lương ngày lễ.
Như vậy, nếu như người lao động bắt buộc phải đi làm ngày lễ 30/4 – 1/5. Mức lương mà người lao động nhận được ít nhất bằng 400% mức lương cơ bản trong những ngày làm việc bình thường.

Doanh nghiệp không được ép nhân viên đi làm lễ 30/4 – 1/5

Trong Bộ luật lao động 2012 đã quy định. Doanh nghiệp không được ép người lao động đi làm trong ngày nghỉ lễ. Nếu như doanh nghiệp cần nhân lực, cần phải dựa trên tinh thần tự nguyện của người lao động. Trong trường hợp người sử dụng lao động cố tình ép người lao động đi làm trong ngày lễ, sẽ bị xử phạt.

Mức xử phạt hành chính đối với các doanh nghiệp sẽ được tính dựa trên số lượng người lao động vi phạm. Phạt hành chính thấp nhất từ 500 ngàn đến 1 triệu đồng khi vi phạm 1 người. Phạt hành chính cao nhất 15 triệu đồng nếu doanh nghiệp vi phạm từ 301 người lao động trở lên.

Nhưng trong khoản 2 Điều 17 Nghị định 28/2020/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 01/3/2020. Vấn đề xử phạt hành chính đối với hành vi ép người lao động đi làm trong ngày lễ đã được thay đổi. Cụ thể, người sử dụng lao động khi ép người lao động đi làm trong ngày lễ. Mức xử phạt hành chính sẽ rơi trong khoảng 10 triệu đến 20 triệu đồng.

Đi làm ngày lễ 30/4 – 1/5 được tính lương như thế nào?

Như vậy, khi mà Nghị định 28 có hiệu lực từ ngày 15/4/2020. Người sử dụng lao động sẽ không được ép người lao động đi làm trong các ngày lễ. Mặc dù doanh nghiệp mới chỉ vi phạm trong phạm vi ít nhất 1 đối tượng người lao động. Hành vi này vẫn sẽ bị xử phạt hành chính từ 10 triệu đến 20 triệu đồng.

Tóm lại, so với Luật lao động năm 2012. Mức xử phạt hiện nay đối với hành vi ép người lao động đi làm tăng gấp đối so với năm trước.

Xem thêm: 

Tải về mẫu giấy ủy quyền quyết toán thuế TNCN năm 2020

Đóng dấu giáp lai hợp đồng: Hướng dẫn đóng dấu nhanh và chuẩn nhất

Thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2020: Quyết toán và cách tính chính xác nhất

Tìm hiểu về mức hưởng Bảo hiểm y tế đúng tuyến và trái tuyến