Kinh nghiệm Nhiều khoản phụ cấp cho công chức, viên chức bị “khai tử”...

Nhiều khoản phụ cấp cho công chức, viên chức bị “khai tử” từ năm 2021

863
Nghỉ làm vì dịch COVID-19, có được trả lương không?

Từ 01/7/2020, cán bộ, công chức, viên chức nhận lương theo mức lương cơ sở mới là 1,6 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, bắt đầu từ năm 2021, khi áp dụng chính sách cải cách tiền lương mới thì nhiều khoản phụ cấp cho công chức, viên chức sẽ bị cắt bỏ.

Những khoản phụ cấp cho công chức, viên chức bị "khai tử" từ năm 2021

Nhiều khoản phụ cấp cho công chức, viên chức sẽ bị “khai tử” từ năm 2021

Đây là tinh thần được nêu tại Nghị quyết 27-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng ngày 21/5/2018. Theo đó, bởi hiện nay có quá nhiều loại phụ cấp, nhiều khoản thu nhập ngoài lương làm phát sinh những chi phí bất hợp lý, không thể hiện rõ thứ bậc hành chính trong hoạt động công vụ.

Không chỉ vậy, việc có quá nhiều phụ cấp cũng đồng thời “cào bằng” các vị trí làm việc, không đánh giá đúng năng lực, phát huy được vai trò của từng đối tượng. Không chỉ vậy, vô hình chung việc này khiến năng suất lao động, chất lượng và hiệu quả công tác của công chức, viên chức không cao.

Nghị quyết 27 nói gì về việc bãi bỏ phụ cấp cho công chức, viên chức?

Bãi bỏ phụ cấp thâm niên nghề (trừ quân đội, công an, cơ yếu); phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp công tác Đảng, đoàn thể chính trị – xã hội, phụ cấp công vụ, phụ cấp độc hại, nguy hiểm

Do đó, từ năm 2021, những khoản phụ cấp sau đây sẽ bị bãi bỏ:

– Phụ cấp thâm niên nghề (trừ quân đội, công an, cơ yếu để đảm bảo tương quan tiền lương với cán bộ, công chức);

– Phụ cấp chức vụ lãnh đạo (do các chức danh lãnh đạo trong hệ thống chính trị thực hiện xếp lương chức vụ);

– Phụ cấp công tác đảng, đoàn thể chính trị – xã hội; phụ cấp công vụ (do đã đưa vào trong mức lương cơ bản);

– Phụ cấp độc hại nguy hiểm (do đã đưa điều kiện lao động có yếu tố độc hại, nguy hiểm vào phụ cấp theo nghề).

Riêng giáo viên, việc bỏ phụ cấp thâm niên đã được quy định cụ thể tại Điều 76 Luật Giáo dục 2019:

Nhà giáo… được ưu tiên hưởng phụ cấp đặc thù nghề theo quy định của Chính phủ

Trong khi Luật Giáo dục năm 2005 sửa đổi, bổ sung quy định giáo viên được hưởng tiền lương, phụ cấp ưu đãi theo nghề, phụ cấp thâm niên và các phụ cấp khác.

Do đó, từ 01/7/2020, khi Luật Giáo dục chính thức có hiệu lực, giáo viên đã không còn được hưởng phụ cấp thâm niên nữa.

Như vậy, đến năm 2021, sẽ chỉ còn 07 khoản phụ cấp được tiếp tục thực hiện gồm: Phụ cấp kiêm nhiệm, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp khu vực, phụ cấp trách nhiệm công việc, phụ cấp lưu động, phụ cấp phục vụ an ninh, quốc phòng, phụ cấp đặc thù với lực lượng vũ trang (quân đội, công an, cơ yếu).

Bỏ các khoản chi ngoài lương cho công chức, viên chức

Cũng tại Nghị quyết này, Ban Chấp hành Trung ương còn quy định sẽ bãi bỏ các khoản chi ngoài lương của công chức, viên chức có nguồn gốc ngân sách Nhà nước như:

– Tiền bồi dưỡng họp;

– Tiền bồi dưỡng xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, đề án;

– Hội thảo…

Đồng thời, cũng khoán các chế độ ngoài lương như tiền xăng xe, tiền điện thoại, không gắn lương công chức, viên chức với việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung văn bản quy định chính sách, chế độ không có tính chất lượng.

Nói tóm lại, năm 2021 sắp tới đây, nhiều khoản phụ cấp cũng như các khoản thu nhập ngoài lương của công chức, viên chức sẽ không còn nữa. Thay vào đó, các đối tượng này chỉ được hưởng lương, phụ cấp theo vị trí việc làm, qua đó để tạo nguồn lực cho cải cách tiền lương.

Xem thêm:

Phụ cấp lương và trợ cấp lương được phân biệt thế nào?

Toàn bộ phụ cấp không tính thuế thu nhập cá nhân năm 2020

Phụ trách kế toán hưởng phụ cấp trách nhiệm hay chức vụ?