Kinh nghiệm Các hình thức và nghiệp vụ huy động vốn trong ngân hàng

Các hình thức và nghiệp vụ huy động vốn trong ngân hàng

6814

Các doanh nghiệp hiện nay hẳn đã không còn xa lạ gì với việc huy động vốn trong ngân hàng. Bởi huy động vốn ngân hàng sẽ giúp cho cả bên doanh nghiệp và bên huy động vốn cùng có lợi. Vậy, bạn đã biết gì về huy động vốn trong ngân hàng hay chưa?

Những vấn đề liên quan đến nghiệp vụ huy động vốn trong ngân hàng

Huy động vốn trong ngân hàng có vai trò như thế nào?

Huy động vốn có vai trò vô cùng quan trọng đối với các bên liên quan.

  • Vai trò của huy động vốn trong ngân hàng với bên ngân hàng: Có thể nói, nguồn vốn huy động này rất lớn. Nó chiếm tỷ lệ lớn nhất trong trong tất cả các nguồn vốn nói chung của ngân hàng. Chính những nguồn vốn này sẽ đem đến số doanh thu đầu vào cho các ngân hàng. Vậy nên, vốn huy động cũng có ý nghĩa vô cùng lớn đối với các ngân hàng hiện nay.
  • Vai trò của huy động vốn đối với khách hàng huy động: Số vốn huy động được sẽ cung cấp cho khách hàng một kênh tiết kiệm trong doanh nghiệp. Bên cạnh đó, kênh này có vai trò làm cho số tiền đã vay về sinh lời. Và trong tương lai, nó sẽ phát huy giá trị gia tăng tiêu dùng ở trong doanh nghiệp. Không chỉ vậy, việc huy động vốn ngân hàng sẽ tạm thời cung cấp cho các doanh nghiệp nơi cất trữ vốn an toàn nhất trong khoản thời gian doanh nghiệp nhàn rỗi mà chưa sử dụng đến tiền.
  • Vai trò của huy động vốn đối với xã hội: Việc huy động vốn giữa các ngân hàng và giữa khách hàng sẽ giúp cho dòng tiền trong xã hội được lưu thông một cách nhanh chóng. Nó chính là yếu tố giúp xã hội định hướng cho các ngành kinh tế hiện nay và giúp phát triển từng vùng. Bên cạnh đó, nó còn giúp cho việc điều hòa giữa những khách hàng đang bị thiếu vốn và những khách hàng có sẵn vốn.

Một số hình thức huy động vốn trong ngân hàng

Hiện nay, có rất nhiều hình thức huy động vốn trong ngân hàng khác nhau.

Huy động vốn bằng tài khoản tiền gửi

Đối với tiền gửi ngân hàng, sẽ bao gồm có tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi không kỳ hạn.

  • Tiền gửi không có kỳ hạn: Mục đích sử dụng của tiền gửi không có kỳ hạn là để phục vụ cho các khoản chi trả của các hoạt động tổ chức và kinh doanh. Theo đó, người gửi tiền có thể rút số tiền ra sử dụng bất cứ lúc nào. Bởi vì tiền gửi có tính chất linh hoạt cho người sử dụng nên lãi suất gửi ngân hàng rất thấp.
  • Tiền gửi có kỳ hạn. Mục đích chính của khách hàng khi gửi có kỳ hạn là để hưởng lãi suất thu được. Theo đó, người gửi chỉ được rút tiền sau và lĩnh tiề lãi sau một thời gian nhất định. Trong trườn hợp người gửi lại rút tiền trước kỳ hạn, có thể sẽ không được hưởng lãi suất. Hoặc được hưởng lãi suất nhưng lãi vô cùng thấp.

Đối với tiền gửi tiết kiệm, sẽ có tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm không có kỳ hạn.

  • Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn: Người gửi tiết kiệm có kỳ hạn trong ngân hàng sẽ chỉ được rút tiền sau khoản thời gian thỏa thuận gửi tiết kiệm giữa hai bên.
  • Tiền gửi tiết kiệm không có kỳ hạn: Người gửi tiết kiệm hoàn toàn có quyền rút tiền gửi của mình vào bất cứ lúc nào mà không cần phải thông báo trước.

Phát hành giấy tờ có giá

Những vấn đề liên quan đến nghiệp vụ huy động vốn trong ngân hàng

  • Một số những giấy tờ có giá được quy định là giấy tờ nợ do ngân hàng quy định. Sử dụng những giấy tờ có giá này để làm công cụ huy động thêm vốn trên thị trường.
  • Những giấy tờ có giá như: kỳ phiếu, trái phiếu và chứng chỉ tiền gửi có mệnh giá.

Hình thức phát hành của giấy tờ có giá:

  • Phát hành giấy tờ bằng hình thức có giá ngang giá. Cụ thể, giá bán ra của giấy tờ có giá sẽ tương đương với mệnh giá.
  • Phát hành giấy tờ bằng hình thức chiết khấu. Cụ thể, giá bán giấy tờ có giá sẽ nhỏ hơn mệnh giá của nó.
  • Phát hành giấy tờ có giá bằng hình thức có giá phụ trội. Cụ thể, giá bán giấy tờ có giá sẽ lớn hơn mệnh giá của nó.

Hình thức trả lãi

Có 3 hình thức trả lãi: trả lãi trước, trả lãi sau và trả lãi định kỳ.

Ngoài ra, còn có các hình thức huy động vốn ngân hàng. Như huy động vốn từ các tổ chức tín dụng và huy động vốn từ một số nguồn khác.

Xem thêm:

Quyết toán Thuế TNDN: Kinh nghiệm dành cho công ty sản xuất

Tải về mẫu giấy ủy quyền quyết toán thuế TNCN năm 2020

Đóng dấu giáp lai hợp đồng: Hướng dẫn đóng dấu nhanh và chuẩn nhất