Kinh nghiệm Cách tính thuế vãng lai ngoại tỉnh năm 2019

Cách tính thuế vãng lai ngoại tỉnh năm 2019

4494

Thuế vãng lai ngoại tỉnh là khái niệm không phải kế toán nào cũng nắm được. Trong bài viết này, Ketoan.vn sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức về thuế vãng lai ngoại tỉnh là gì, cách tính thuế vãng lai ngoại tỉnh và hướng dẫn cách kê khai nộp thuế vãng lai ngoại tỉnh.

Nguồn tham khảo: Thuế vãng lai là gì? Cách hạch toán thuế vãng lai chính xác nhất

Căn cứ pháp lý:

  • Điều 11 Thông tư 156/2013/TT-BTC
  • Khoản 1 Điều 2 Thông tư 26/2015/TT-BTC

1. Thuế vãng lai ngoại tỉnh là gì?

Thuế vãng lai ngoại tỉnh thực chất là thuế GTGT mà doanh nghiệp phải trích nộp cho cơ quan thuế khi có hoạt động sản xuất kinh doanh, xây dựng, lắp đặt, bán hàng vãng lai nằm ngoài tỉnh của trụ sở chính.

2. Đối tượng nộp thuế vãng lai ngoại tỉnh

Căn cứ vào điểm d, Điều 14 Thông tư 156/2013/TT-BTC và điểm a, khoản 1 Điều 2 Thông tư 26/2015/TT-BTC, đối tượng nộp thuế vãng lai ngoại tỉnh bao gồm:

  • Đối tượng 1: Doanh nghiệp sản xuất có cơ sở thuộc ngoại tỉnh không hạch toán kế toán. Khi đó, người nộp thuế sẽ kê khai thuế tại trụ sở chính và nộp thuế cho địa phương nơi có cơ sở sản xuất trực thuộc.
  • Đối tượng 2: Các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh, xây dựng, lắp đặt, bán hàng vãng lai ngoại tỉnh, chuyển nhượng BĐS ngoại tỉnh mà không thành lập đơn vị trực thuộc tại địa phương tỉnh khác nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

3. Hướng dẫn cách tính thuế vãng lai ngoại tỉnh

3.1. Cách tính thuế vãng lai ngoại tỉnh đối với doanh nghiệp sản xuất

Công thức tính thuế vãng lai ngoại tỉnh:

  • Đối với hàng hóa chịu thuế suất thuế GTGT 10%:

Thuế vãng lai ngoại tỉnh phải nộp = Doanh thu chưa bao gồm thuế GTGT x 2%

  • Đối với hàng hóa chịu thuế suất GTGT 5%:

Thuế vãng lai ngoại tỉnh phải nộp = Doanh thu chưa bao gồm thuế GTGT x 1%

Ví dụ 1: Công ty Cổ phần Kế toán Việt Nam có trụ sở tại Hà Nội. Công ty này có hai đơn vị sản xuất trực thuộc không thực hiện hạch toán kế toán có trụ sở tại Bắc Ninh và Nam Định. Sản phẩm của công ty sản xuất ra thuộc đối tượng chịu thuế suất 10% và do trụ sở chính xuất bán.

Trong tháng 11/2019 có số liệu như sau:

  • Doanh thu bán sản phẩm chưa bao gồm thuế GTGT của sản phẩm sản xuất ra tại nhà máy ở Bắc Ninh là 300 triệu đồng.
  • Doanh thu bán sản phẩm chưa bao gồm thuế GTGT của sản phẩm sản xuất ra tại nhà máy ở Nam Định là 500 triệu đồng.
  • Số thuế GTGT phải nộp tại trụ sở chính của công ty TNHH Kế toán Việt Nam theo tờ khai 01/GTGT trong kỳ là 30 triệu đồng.

Vậy:

  • Số thuế GTGT công ty phải nộp cho đơn vị trực thuộc ở Bắc Ninh là:

300 triệu x 2% = 6 triệu đồng

  • Số thuế GTGT công ty phải nộp cho đơn vị trực thuộc ở Nam Định là:

500 triệu x 2% = 10 triệu đồng

  • Số thuế GTGT mà công ty Hòa Phát phải nộp cho trụ sở chính ở Hà Nội là:

30 triệu đồng – 6 triệu đồng – 10 triệu đồng = 14 triệu đồng

Như vậy, để xác định doanh thu nộp thuế GTGT vãng lai ngoại tỉnh đối với hoạt động sản xuất chúng ta phải dựa trên cơ sở giá thành sản phẩm hoặc doanh thu của sản phẩm cùng loại tại địa phương nơi có cơ sở sản xuất.

Nếu số thuế vãng lai ngoại tỉnh phải nộp tính ra > số thuế GTGT phải nộp tại trụ sở chính:

Thuế vãng lai ngoại tỉnh phải nộp = Thuế GTGT phải nộp tại trụ sở chính x (Doanh thu chưa tính thuế GTGT ngoại tỉnh/ Tổng doanh thu chưa bao gồm thuế GTGT của sản phẩm sản xuất ra của toàn doanh nghiệp)

Nếu doanh nghiệp không phát sinh số thuế GTGT phải nộp tại trụ sở chính thì không cần phải nộp thuế vãng lai ngoại tỉnh.

3.2. Cách tính thuế vãng lai ngoại tỉnh đối với các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh, xây dựng, lắp đặt, bán hàng vãng lai ngoại tỉnh, chuyển nhượng bất động sản ngoại tỉnh.

Căn cứ theo điểm a khoản 1, Điều 2 Thông tư 26/2015/TT-BTC:

“Trường hợp người nộp thuế có hoạt động kinh doanh xây dựng, lắp đặt, bán hàng vãng lai ngoại tỉnh mà giá trị công trình xây dựng, lắp đặt, bán hàng vãng lai ngoại tỉnh bao gồm cả thuế GTGT từ 1 tỷ đồng trở lên, và chuyển nhượng bất động sản ngoại tỉnh không thuộc trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này, mà không thành lập đơn vị trực thuộc tại địa phương cấp tỉnh khác nơi người nộp thuế có trụ sở chính (sau đây gọi là kinh doanh xây dựng, lắp đặt, bán hàng vãng lai, chuyển nhượng bất động sản ngoại tỉnh) thì người nộp thuế phải nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế quản lý tại địa phương có hoạt động xây dựng, lắp đặt, bán hàng vãng lai và chuyển nhượng bất động sản ngoại tỉnh”.

Như vậy, chỉ những công trình có giá trị từ 1 tỷ đồng trở lên thì mới phải nộp thuế vãng lai ngoại tỉnh.

Các tính thuế vãng lai ngoại tỉnh trong trường hợp các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh xây dựng, lắp đặt, bán hàng vãng lai và chuyển nhượng bất động sản ngoại tỉnh:

  • Đối với hàng hóa chịu thuế suất thuế GTGT 10%

Thuế vãng lai ngoại tỉnh phải nộp = Doanh thu hàng hóa chưa có thuế GTGT với cơ quan thuế địa phương x 2%

  • Đối với hàng hóa chịu thuế suất thuế GTGT 5%

Thuế vãng lai ngoại tỉnh phải nộp = Doanh thu hàng hóa chưa có thuế GTGT với cơ quan thuế địa phương x 1%

LƯU Ý:

  • Thuế vãng lai ngoại tỉnh và hồ sơ kê khai thuế vãng lai nộp theo từng lần phát sinh doanh thu.
  • Nếu một tháng phát sinh nhiều lần nộp hồ sơ khai thuế thì doanh nghiệp có thể đăng ký nộp thuế theo tháng với cơ quan thuế.
  • Tiền thuế vãng lai ngoại tỉnh đã nộp được trừ vào số thuế GTGT phải nộp theo tờ khai thuế GTGT của người nộp thuế tại trụ sở chính.

Phần mềm kế toán MISA đáp ứng đầy đủ nghiệp vụ Tài chính – Kế toán theo đúng Thông tư 133/TT-BTC/2014 và Thông tư 200/TT-BTC/2016 của Bộ Tài chính. Phần mềm giúp doanh nghiệp chuẩn hóa sổ sách kế toán ngay từ đầu, giúp kế toán vận dụng hiệu quả các hệ thống chứng từ, tài khoản, báo cáo…vào công tác kế toán tài chính doanh nghiệp.

Để tìm hiểu thêm về phần mềm kế toán MISA SME.NET mới nhất, kế toán vui lòng click xem tại đây

Xem thêm bài viết tại:

Hướng dẫn kê khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp

Điểm danh những mặt hàng không chịu thuế GTGT mới nhất

Khi nào được ủy quyền và không được ủy quyền quyết toán thuế TNCN?