Kinh nghiệm Hạch toán tài khoản 242 – Chi phí trả trước theo hướng...

Hạch toán tài khoản 242 – Chi phí trả trước theo hướng dẫn của Thông tư 107

1645
Hạch toán tài khoản 242 - Chi phí trả trước theo hướng dẫn của Thông tư 107

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ về các nguyên tắc kế toán và hướng dẫn các bạn định khoản các nghiệp vụ cơ bản liên quan đến tài khoản 242 – Chi phí trả trước theo hướng dẫn của Thông tư 107/2017/TT-BTC.

Hạch toán tài khoản 242 - Chi phí trả trước theo hướng dẫn của Thông tư 107

1. Nguyên tắc kế toán

Nguyên tắc 1

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản chi phí thực tế đã phát sinh nhưng không thể tính toàn bộ vào chi phí sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong một kỳ kế toán mà phải tính vào hai hay nhiều kỳ kế toán tiếp theo.

Nguyên tắc 2

Tài khoản này chỉ sử dụng ở các đơn vị có tiến hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh và ở các đơn vị sự nghiệp có phát sinh các khoản chi phí trả trước cần phải phân bổ dần vào chi phí sản xuất, kinh doanh, dịch vụ theo quy định của chế độ tài chính.

Nguyên tắc 3

Chi phí trả trước bao gồm các loại sau:

  • Công cụ, dụng cụ xuất dùng một lần với số lượng nhiều, giá trị lớn và tham gia vào nhiều kỳ kế toán năm nên phải phân bổ dần vào đối tượng chịu chi phí trong nhiều kỳ của đơn vị có hoạt động SXKD, dịch vụ theo quy định của chế độ tài chính;
  • Chi phí sửa chữa TSCĐ một lần quá lớn theo quy định phải phân bổ trong nhiều năm;
  • Trả trước tiền thuê TSCĐ hoạt động cho nhiều năm (văn phòng làm việc, nhà xưởng, cửa hàng và các TSCĐ khác);
  • Chi phí mua các loại bảo hiểm (bảo hiểm cháy, bảo hiểm tài sản, bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ phương tiện,…) và các loại phí, lệ phí mà đơn vị mua và trả tiền một lần nhưng phải phân bổ cho nhiều kỳ kế toán năm của đơn vị có hoạt động SXKD, dịch vụ;
  • Chi phí trả trước khác (chi phí lãi vay phải trả, lãi trái phiếu ngay khi phát hành…) phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh cần phải phân bổ cho nhiều kỳ kế toán năm theo quy định của chế độ quản lý tài chính.

Nguyên tắc 4

Căn cứ vào quy định của chế độ tài chính, kế toán phải xác định những khoản chi phí nào cần phải phân bổ để hạch toán vào TK 242 “Chi phí trả trước” và mở sổ kế toán theo dõi chi tiết từng khoản phải phân bổ, đã phân bổ cho từng năm, cho từng đối tượng chịu chi phí và số còn lại chưa phân bổ vào chi phí.

Nguyên tắc 5

Việc tính toán để phân bổ chi phí trả trước vào chi phí hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ cho từng kỳ kế toán phải căn cứ vào tính chất, mức độ của từng loại chi phí mà lựa chọn phương pháp và tiêu thức phân bổ cho hợp lý.

Nguyên tắc 6

Đơn vị được phép tự phân loại chi phí trả trước ngắn hạn, dài hạn theo yêu cầu quản lý nếu thấy cần thiết và phải theo dõi chi tiết trên sổ kế toán chi tiết.

2. Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 242- Chi phí trả trước

Bên Nợ:

Các khoản chi phí trả trước thực tế phát sinh.

Bên Có:

Các khoản chi phí trả trước đã tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong kỳ.

Số dư bên Nợ: Các khoản chi phí trả trước chưa phân bổ cuối kỳ.

3. Phương pháp hạch toán kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu

3.1- Khi phát sinh các khoản chi phí trả trước có liên quan đến nhiều kỳ kế toán được phân bổ dần vào chi phí sản xuất, kinh doanh, dịch vụ

– Đối với chi phí trả trước phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ được khấu trừ thuế GTGT, ghi:

Nợ TK 242- Chi phí trả trước (không bao gồm thuế GTGT)

Nợ TK 133- Thuế GTGT được khấu trừ

Có các TK 111, 112, 331…

– Đối với chi phí trả trước phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không được khấu trừ thuế GTGT, ghi:

Nợ TK 242- Chi phí trả trước (Tổng giá thanh toán)

Có các TK 111, 112, 331…

3.2- Định kỳ, tính và phân bổ chi phí trả trước vào chi hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, ghi:

Nợ TK 154- Chi phí SXKD, dịch vụ dở dang, hoặc

Nợ TK 642- Chi phí quản lý của hoạt động SXKD, dịch vụ

Có TK 242- Chi phí trả trước.

3.3- Khi trả trước tiền thuê TSCĐ theo phương thức thuê hoạt động để phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ cần phải phân bổ cho nhiều kỳ kế toán, ghi:

Nợ TK 242- Chi phí trả trước

Nợ TK 133- Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)

Có các TK 111, 112,..

Định kỳ tiến hành phân bổ chi phí thuê TSCĐ vào chi hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, ghi:

Nợ TK 154- Chi phí SXKD, dịch vụ dở dang, hoặc

Nợ TK 642- Chi phí quản lý của hoạt động SXKD, dịch vụ

Có TK 242- Chi phí trả trước.

3.4- Đối với công cụ, dụng cụ sử dụng một lần có giá trị lớn, sử dụng trong nhiều năm phải tính và phân bổ dần vào chi hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, ghi:

Nợ TK 242- Chi phí trả trước

Có các TK 111, 112 (mua về sử dụng ngay)

Có TK 153- Công cụ, dụng cụ (xuất kho sử dụng).

– Tiến hành phân bổ lần đầu, ghi:

Nợ TK 154- Chi phí sản xuất, kinh doanh, dịch vụ dở dang, hoặc

Nợ TK 642- Chi phí quản lý của hoạt động SXKD, dịch vụ

Có TK 242- Chi phí trả trước.

– Các kỳ sau tiếp tục phân bổ theo các bút toán như phân bổ lần đầu.

3.5- Trường hợp TSCĐ không đủ tiêu chuẩn chuyển thành công cụ, dụng cụ, nếu giá trị còn lại của TSCĐ lớn, không tính ngay vào chi phí trong kỳ mà phải phân bổ dần, ghi:

Nợ TK 214- Khấu hao và hao mòn lũy kế TSCĐ (giá trị hao mòn lũy kế)

Nợ TK 242- Chi phí trả trước (giá trị còn lại)

Có TK 211- TSCĐ hữu hình (nguyên giá).

– Định kỳ phân bổ vào dần vào chi phí, ghi:

Nợ các TK 154, 642, 611…

Có TK 242- Chi phí trả trước.

– Các kỳ sau tiếp tục phân bổ theo các bút toán như phân bổ lần đầu.

Như vậy, bài viết trên đã hướng dẫn các bạn định khoản các nghiệp vụ liên quan đến tài khoản 242 – Chi phí trả trước theo hướng dẫn của Thông tư 107/2017/TT-BTC. Chúc các bạn thành công!

Xem thêm

Hạch toán tài khoản 214 – Khấu hao và hao mòn lũy kế TSCĐ theo hướng dẫn của Thông tư 107

Hạch toán tài khoản 241 – Xây dựng cơ bản dở dang theo hướng dẫn của Thông tư 107

Hạch toán tài khoản 211 – Tài sản cố định hữu hình theo hướng dẫn của Thông tư 107