Kế toán cho giám đốc old Kế toán kiểm toán cần phân biệt gian lận và sai sót...

Kế toán kiểm toán cần phân biệt gian lận và sai sót trong BCTC

6661

Báo cáo tài chính cho biết tình hình tài chính của một doanh nghiệp. Đây là cũng căn cứ để các nhà đầu tư quyết định rót vốn hay không. Chính vì vậy, doanh nghiệp cũng không ngại “gian lận” để làm đẹp BCTC. Và sai sót trong báo cáo tài chính cũng là lỗi thường gặp với kế toán. Gian lận và sai sót trong BCTC là những nguyên nhân khiến nhiều DN gặp khốn đốn.

sai sót trong báo cáo tài chính

Vậy phân biệt thế nào giữa gian lận và sai sót? Kế toán cần lưu ý những gì để tránh 2 lỗi này khi làm báo cáo tài chính. Cùng tham khảo bài viết sau đây.

1. Phân biệt giữa gian lận và sai sót trong BCTC thế nào?

Ranh giới giữa gian lận và sai sót trong báo cáo tài chính rất mong manh. Có thể hiểu gian lận là hành vi cố ý, còn sai sót có thể do vô ý. Trong quá trình kiểm toán, nếu phát hiện lỗi sai trên báo cáo tài chính, kiểm toán viên cần tìm hiểu rõ bản chất của lỗi gian lận hay sai sót. Bởi với mỗi lỗi sai sẽ có hình thức xử phạt, sửa chữa khác nhau.

  • Gian lận: kiểm toán viên phải tìm thấy bằng chứng, chứng minh tính “cố ý” của hành động trong lỗi sai.
  • Sai sót: kiểm toán viên phải tìm thấy bằng chứng, chứng minh tính “vô ý” của tác nhân.

Nhưng như thế vẫn chưa đủ để phân biệt được gian lận và sai sót. Cùng tìm hiểu những ví dụ cụ thể sau đây.

2. Ví dụ điển hình của gian lận và sai sót trong BCTC

Một số sai sót thường thấy của kế toán trong báo cáo tài chính

– Áp dụng sai các nguyên tắc kế toán: Đây là sai sót khá phổ biến của kế toán còn thiếu kinh nghiệm công việc. Không cập nhật các chuẩn mực và thông tư kế toán mới => áp dụng sai phương pháp tính giá hàng tồn kho từ nhập trước xuất sau sang nhập nhau xuất trước. Hay ghi nhận giá trị tài sản theo giá gốc thay vì giá thị trường. Với kế toán thiếu sự chủ động, cập nhật tin tức thì lỗi này thường thấy.

– Ước tính kế toán và ghi nhận chưa hợp lý cho chi phí nợ xấu: Với những kế toán có tính cẩn thận, mỗi kỳ kế toán thường lập dự phòng cho những khoản thu không có khả năng đòi. Thận trọng, theo sát tình hình thực tế tài chính DN là những yêu cầu với kế toán. Vì vậy, nếu kế toán không nắm được nguyên tắc này thì sai sót trong BCTC là dễ hiểu.

– Phân loại nhầm chi phí. Đây cũng là sai sót thường thấy ở kế toán. Ví dụ, chi phí quảng cáo ghi nhận vào chi phí khấu hao. Vì 2 TK này có số hiệu gần giống nhau, kế toán rất dễ nhầm lẫn, ghi sai.

Gian lận

Gian lận trong báo cáo tài chính là hành vi cố ý của ai đó, nhằm làm thay đổi những số liệu, tính chất, kết quả của báo cáo. Gian lận trong BCTC thường có 2 loại chính:

– Ghi nhận sai niên độ: Chi phí hay doanh thu được ghi nhận không đúng thời kỳ phát sinh. DN ghi nhận chi phí hay doanh thu của kỳ này chuyển sang kỳ kế tiếp hoặc ngược lại. Mục đích để làm tăng hay giảm thu nhập theo mong muốn.

  • Rút ruột, sử dụng tài sản của doanh nghiệp vào sai mục đích. Vấn đề này thường xảy ra khi kiểm soát nội bộ DN hoạt động không hiệu quả. Nhân viên lợi dụng sơ hở để bòn rút, biển thủ tài sản, hàng hóa, sử dụng tài sản công vào việc riêng,…
  • Không khai báo đầy đủ thông tin, làm lệch thông tin: hạn chế khả năng phân tích của người đọc báo cáo.

– Làm giả báo cáo tài chính: Người làm BC có thể lạm quyền để thay đổi thông tin về tài sản, nguồn vốn, doanh thu, lợi nhuận. Mục đích trục lợi cho cá nhân. Hình thức gian lận này có nhiều kiểu như:

  • Ghi nhận doanh thu không có thật; khai khống doanh thu: Ghi nhận thêm các nghiệp vụ bán hàng không có thật; tự tạo ra các khách hàng, làm hóa đơn, chứng từ giả mạo.
  • Che dấu công nợ và chi phí: Không ghi nhận công nợ và chi phí lên BCTC, vốn hóa chi phí không đủ điều kiện vốn hóa.
  • Định giá sai tài sản: Không ghi giảm, lập dự phòng giá trị hàng tồn kho bị hỏng, mất. Che giấu và không lập dự phòng các khoản nợ phải thu khó đòi.

Kết luận

Việc gian lận trong báo cáo tài chính để trục lợi cá nhân, đến một lúc nào đó sẽ gây tổn thất lớn cho doanh nghiệp và chính người gian lận. Hệ thống kiểm soát nội bộ DN cần nâng cao tình thần trách nhiệm. Cần làm sáng tỏ những hàng vi “gian lận” núp bóng sai sót trong BCTC. Một báo cáo tài chính khỏe, đẹp, thể hiện được năng lực của DN phải dựa trên những con số trung thực. Chúc các bạn thành công!

Xem thêm:

5 thủ thuật gian lận “cực kỳ thuyết phục” trong báo cáo tài chính

16 công việc cần làm trước khi lập báo cáo tài chính

Cách lập báo cáo tài chính không sai sót

Hướng dẫn chi tiết cách đọc và phân tích báo cáo tài chính


Phần mềm kế toán MISA SME.NET sẽ cung cấp mọi góc nhìn về tình hình tài chính doanh nghiệp, nhập liệu tự động và kiểm soát tính hợp lệ từ các giao dịch ngân hàng, hóa đơn, mã số thuế… MISA SME.NET là sản phẩm của MISA, công ty có hơn 25 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phát triển phần mềm kế toán cho hơn 200.000 doanh nghiệp.

misa.sme.net