Kinh nghiệm Kế toán ngân sách nhà nước làm những nhiệm vụ gì?

Kế toán ngân sách nhà nước làm những nhiệm vụ gì?

5396
kế toán ngân sách nhà nước

Kế toán ngân sách nhà nước (NSNN) là một vị trí hết sức quan trọng trong bộ máy quản lý ngân sách và hoạt động Kho bạc Nhà nước. Bên cạnh những yêu cầu nghiệp vụ như một kế toán viên thông thường, kế toán ngân sách nhà nước còn có những nhiệm vụ, yêu cầu riêng. Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn trong bài viết dưới đây nhé!

1. Kế toán ngân sách nhà nước là gì?

Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước trong dự toán đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng của Nhà nước.

Kế toán ngân sách nhà nước là người thực hiện các hoạt động nghiệp vụ thu thập, xử lý, kiểm tra, giám sát, phân tích và cung cấp thông tin một cách kịp thời, đầy đủ, chính xác, trung thực, liên tục và có hệ thống về: Tình hình phân bổ dự toán kinh phí ngân sách nhà nước; Tình hình thu, chi ngân sách nhà nước; Tình hình vay và trả nợ vay của ngân sách nhà nước; Các loại tài sản của nhà nước do Kho bạc Nhà nước đang quản lý và các hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước.

kế toán ngân sách nhà nước

2. Nhiệm vụ của kế toán NSNN

Về nhiệm vụ của kế toán ngân sách nhà nước đã được pháp luật quy định tại Điều 7, Thông tư số 77/2017/TT-BTC:

“1. Thu thập, ghi chép, xử lý và quản lý dữ liệu tập trung trong toàn hệ thống về tình hình quản lý, phân bổ dự toán chi ngân sách các cấp; Tình hình thực hiện thu, chi NSNN các cấp; Các khoản vay và tình hình trả nợ vay của NSNN; Các loại tài sản do KBNN quản lý và các hoạt động nghiệp vụ KBNN, bao gồm:

a) Dự toán chi NSNN;

b) Các khoản thu, chi NSNN các cấp;

c) Các khoản vay và tình hình trả nợ vay của NSNN;

d) Các quỹ tài chính, nguồn vốn có mục đích;

đ) Tiền gửi của các tổ chức, cá nhân hoặc đứng tên cá nhân (nếu có);

e) Các loại vốn bằng tiền: Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, các khoản tương đương tiền;

g) Các khoản tạm ứng, cho vay, thu hồi vốn vay và vốn khác của KBNN;

h) Các tài sản quốc gia, kim khí quí, đá quí và các tài sản khác thuộc trách nhiệm quản lý của KBNN;

i) Các hoạt động giao dịch, thanh toán trong và ngoài hệ thống KBNN;

k) Các hoạt động nghiệp vụ khác của KBNN.

2. Kiểm soát việc chấp hành chế độ quản lý tài chính, chế độ thanh toán và các chế độ, quy định khác của Nhà nước liên quan đến thu, chi NSNN, vay, trả nợ vay của NSNN và hoạt động nghiệp vụ KBNN trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của KBNN.

3. Chấp hành chế độ báo cáo tài chính, báo cáo quản trị theo quy định; Cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác các số liệu, thông tin kế toán cần thiết, theo yêu cầu về việc khai thác thông tin, cơ sở dữ liệu kế toán trên TABMIS theo phân quyền và quy định khai thác dữ liệu, trao đổi, cung cấp thông tin giữa các đơn vị trong ngành Tài chính với các đơn vị liên quan theo quy định; Đảm bảo cung cấp kịp thời thông tin kế toán phục vụ việc quản lý, điều hành, quyết toán NSNN, công tác quản lý nợ và điều hành các hoạt động nghiệp vụ của các cơ quan tài chính và hệ thống KBNN.”

nhiệm vụ kế toán NSNN

3. Đối tượng của kế toán ngân sách nhà nước

Theo Điều 4, Thông tư số 77/2017/TT-BTC quy định về đối tượng của kế toán NSNN như sau:

– Tiền và các khoản tương đương tiền;

– Các khoản thu, chi ngân sách nhà nước theo các cấp ngân sách, các khoản thu, chi các quỹ tài chính khác của Nhà nước;

– Các khoản vay và tình hình trả nợ vay của ngân sách nhà nước;

– Các khoản thanh toán trong và ngoài hệ thống Kho bạc nhà nước;

– Tiền gửi của các đơn vị, tổ chức, cá nhân tại Kho bạc Nhà nước;

– Các khoản kết dư ngân sách nhà nước các cấp;

– Dự toán và tình hình phân bổ dự toán kinh phí các cấp;

– Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn và dài hạn;

– Các loại tài sản của Nhà nước được quản lý tại Kho bạc nhà nước.

Trên đây là những chia sẻ về hoạt động nghiệp vụ của kế toán ngân sách nhà nước. Nếu bạn còn điều gì thắc mắc về vấn đề này thì hãy liên hệ với Ketoan.vn để được tư vấn thêm. Hy vọng thông tin trên hữu ích cho bạn.

Xem thêm:

Nằm vùng 5 kỹ năng để trở thành kế toán chuyên nghiệp

3 công việc kế toán cần phải làm trong 3 tháng cuối năm

Nguyên tắc kế toán tài khoản 221 – Đầu tư vào công ty con