Kinh nghiệm Những loại hồ sơ, chứng từ cần chuẩn bị khi thanh tra...

Những loại hồ sơ, chứng từ cần chuẩn bị khi thanh tra thuế

2613
hồ sơ cần thiết cho thuế thanh tra

Cơ quan thuế có thể sẽ “điểm danh” doanh nghiệp, tổ chức của bạn bất kì lúc nào. Lúc đó bạn có thể sẽ khá bận rộn, bối rối nếu chưa có sự chuẩn bị trước những hồ sơ, chứng từ cần thiết. Thay vì phải lo lắng, chạy đôn chạy đáo mỗi khi thuế thanh tra thì hãy luôn cẩn thận cập nhật hồ sơ, chứng từ trước. Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để biết cần chuẩn bị những gì khi cơ quan thuế kiểm tra nhé!

1. Thuế giá trị gia tăng

Thuế thanh tra thường sẽ bắt đầu bằng công đoạn kiểm tra hóa đơn theo báo thuế. Vì vậy, bạn nên sắp xếp hóa đơn giá trị gia tăng đầu vào và đầu ra bản gốc cùng những tờ khai nếu có theo thứ tự.

– Kiểm tra kỹ lưỡng lại lần nữa xem hóa đơn đã có đầy đủ các thông tin cần thiết chưa, đặc biệt chữ ký và dấu.

– Đối với những hóa đơn đã kê khai, nếu kiểm tra thấy vấn đề thì photo ra một bản, lập bảng kê để riêng ra và báo cáo cho thanh tra thuế.

– Các hóa đơn đầu ra đã hủy cần photo và gửi kèm biên bản hủy nếu thanh tra hỏi đến.

thanh tra thuế

– Hóa đơn bị mất bản gốc, chỉ có bản photo cũng cần chuẩn bị đầy đủ những công văn báo cáo đã gửi cơ quan thuế trước đó.

– Các hoá đơn mua hàng có giá trị lớn hơn 20 triệu đồng trở lên bạn nên có bản sao chứng từ thanh toán kèm theo để đỡ mất công mỗi lần cán bộ thuế hỏi lại phải đi tìm trong đống sổ phụ ngân hàng.

Ngoài ra kế toán cũng cần  chủ động nắm rõ những vấn đề về hóa đơn, chứng từ của đơn vị mình để giải thích nếu thanh tra thuế hỏi đến.

2. Thuế thu nhập doanh nghiệp

Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế mà liên quan đến toàn bộ hệ thống tài chính kế toán của doanh nghiệp, nên hồ sơ của loại thuế này chính là toàn bộ sổ sách kế toán, tài liệu kế toán của doanh nghiệp.

Bên cạnh những tài liệu quan trọng chuẩn bị cho loại thuế trên thì kế toán còn cần chuẩn bị những hồ sơ sau:

– Sổ sách kế toán đã in, ký, đóng dấu của doanh nghiệp.

– Chứng từ photo kẹp với phiếu chi, phiếu thu, phiếu nhập, phiếu xuất, phiếu kế toán.

– Bảng tính giá thành dịch vụ, hàng hóa gia công sản xuất.

– Hợp đồng mua bán.

– Hồ sơ tài sản cố định.

– Hồ sơ ngân hàng.

– Các quyết định lương, quyết định khấu hao, quyết định thôi khấu hao.

– Bảng tính khấu hao, bảng phân bổ chi phí, bảng phân bổ doanh thu.

hồ sơ chuẩn bị cho thuế thanh tra

– Biên bản hủy hàng hỏng, biên bản kiêm kê kho, biên bản kiểm kê quỹ, nghiệm thu khối lượng công việc hoàn thành.

– Tờ trình về các công việc, kế hoạch chi tiêu năm.

– Đối chiếu công nợ, xác nhận số dư ngân hàng, các quyết định xử lý công nợ, công văn đòi nợ từng lần.

– Hồ sơ pháp lý công ty.

3. Thuế thu nhập cá nhân

Tránh sự cố khi bị thuế thanh tra hỏi đến mà thiếu hồ sơ, chứng từ thì kế toán vẫn nên chuẩn bị thật tỉ mỉ những tài liệu sau:

– Hợp đồng lao động với người lao động.

– Bản tổng hợp lương và các chứng từ thanh toán tiền lương, nên chuẩn bị kèm một file excel tổng hợp loại thuế.

– Thẻ lương của nhân viên.

– Giấy tờ xác nhận đăng ký giảm trừ gia cảnh, giấy chứng nhận người phụ thuộc không có thu nhập.

– Nếu có nhân viên là người nước ngoài thì chuẩn bị thêm bản sao công chứng hộ chiếu, visa của họ.

– Các ủy quyền quyết toán thuế của lao động quyết toán thuế tại doanh nghiệp.

4. Thuế nhà thầu, thuế xuất nhập khẩu (nếu có)

Thuế xuất nhập khẩu hay thuế nhà thầu thường sẽ liên quan đến đơn vị nước ngoài. Do đó hồ sơ, chứng từ tiếng Anh cần được dịch sang tiếng Việt cẩn thận trước. Tránh việc bị yêu cầu bất chợt sẽ rất khó và mất thời gian lúc đó.

Những hồ sơ cần chuẩn bị trước như sau:

chuẩn bị gì khi thuế thanh tra?

– Hợp đồng ngoại bản tiếng Việt và tiếng Anh, nếu được dịch công chứng thì tốt nhất.

– Hóa đơn, chứng từ liên quan đến các mặt hàng xuất nhập khẩu: CO, Quanlity,…

– Tờ kê khai nhập khẩu, xuất khẩu.

– Chứng từ thanh toán hóa đơn qua ngân hàng (photo).

– Chứng từ nộp thuế.

– Một số tài liệu liên quan khác.

5. Thuế tiêu thụ đặc biệt

Thuế này thường là các cơ sở sản xuất mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt hoặc nhập khẩu các mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.

Kế toán cần chuẩn bị những tài liệu sau:

– Giấy xác nhận thuế tiêu thụ đặc biệt đã nộp ở khâu trước để khấu trừ ở khâu tại doanh nghiệp đối với đơn vị sản xuất mặt hàng chịu thuế.

– Tờ kê khai nộp thuế, biên lai thuế ở khâu nhập khẩu và bán hàng trong nước.

– Bản tổng hợp về doanh số tiêu thụ hàng hóa bán ra.

– Những giấy tờ liên quan khác.

Thuế thanh tra sẽ không làm khó được bạn nếu chuẩn bị cẩn thận, đầy đủ những loại hồ sơ, chứng từ trên. Đừng để tình trạng “mất bò mới lo làm chuồng” nhé!

Xem thêm:

Những điểm cần lưu ý về thuế thu nhập cá nhân của lao động nước ngoài

7 khoản chi không được trừ khi tính Thuế thu nhập doanh nghiệp

Thuế suất thông thường, thuế suất ưu đãi và thuế suất đặc biệt khác nhau thế nào?