Kế hoạch và Báo cáo Báo cáo tài chính 6 Bước cơ bản để phân tích báo cáo tài chính đúng...

6 Bước cơ bản để phân tích báo cáo tài chính đúng chuẩn

3488

Báo cáo tài chính có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với doanh nghiệp. Sau khi lập báo cáo, kế toán cần đưa ra đánh giá, phân tích cụ thể về báo cáo tài chính đó để đưa ra phương án, giải quyết vấn đề tài chính của doanh nghiệp. Phân tích báo cáo tài chính đúng chuẩn sẽ giúp doanh nghiệp có được phương hướng phát triển đúng đắn, bảo đảm lợi ích.

1. Báo cáo tài chính

Báo cáo tài chính là bản báo cáo về tình hình tài sản, các khoản công nợ, đầu tư, vốn sở hữu, lợi nhuận thu được của doanh nghiệp theo kỳ. Báo cáo này có ý nghĩa đặc biệt đến sự tồn tại, phát triển của doanh nghiệp. Việc theo dõi tình hình tài chính của doanh nghiệp thường xuyên, theo kỳ giúp doanh nghiệp tránh đối diện với những vấn đề tài chính phát sinh mà không kịp có phương án xử lý.

phân tích báo cáo tài chính

Căn cứ vào báo cáo tài chính, doanh nghiệp xây dựng được hệ thống các biện pháp nhằm tăng cường hiệu quả sản xuất, kinh doanh, khả năng huy động vốn, thu hút đầu tư. Trong hệ thống báo cáo tài chính, bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là một tư liệu cốt yếu đối với các doanh nghiệp.

Doanh nghiệp sẽ hoạt động thuận lợi hơn nếu phân tích báo cáo tài chính đúng chuẩn, đem lại hiệu quả tốt. Để phân tích báo cáo tài chính đúng cách, kế toán viên cũng cần có kỹ năng, phương pháp.

2. 6 bước để phân tích báo cáo tài chính đúng chuẩn

Lập báo cáo tài chính là một phần, phân tích báo cáo tài chính mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp là điều quan trọng hơn.

Bước 1: Xác định các đặc điểm kinh tế

Là một nhân viên kế toán, bạn cần có kiến thức về kinh tế, nắm rõ và thông hiểu về chuỗi giá trị của ngành công nghiệp phục vụ cho các hoạt động có liên quan đến doanh nghiệp. Khi hiểu về mô hình kinh doanh của doanh nghiệp mình, bạn mới dễ dàng đưa ra quan điểm, đánh giá.

Bước 2: Nắm được chiến lược kinh doanh của công ty

Tiếp theo, bạn cần tìm hiểu về chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp mình: doanh nghiệp tạo ra điểm độc đáo nào, hình thức truyền thông ra sao, định mức giá cả bao nhiêu, sự tương tác với khách hàng đến đâu,… Những chiến lược đó đã giúp doanh nghiệp tạo ra lợi nhuận hay có sự tổn thất hay không? Từ việc tìm hiểu những điều đó, kế toán viên đánh giá chiến lược đó còn còn phù hợp tình hình hiện nay hay không và đề xuất phương án đổi mới nếu cần.

Bước 3: Đánh giá chất lượng báo cáo tài chính của doanh nghiệp

phân tích báo cáo tài chính

Khi làm báo cáo tài chính, kế toán cần chú ý đến báo cáo tài chính trước đây và hiện tại của doanh nghiệp có còn phù hợp, đúng chuẩn với hiện thời hay không. Kế toán cần nhanh nhạy nắm bắt thời cuộc, tuân thủ quy tắc báo cáo tài chính quốc tế, linh hoạt phù hợp với tình hình của doanh nghiệp để đạt hiệu quả tốt nhất.

Báo cáo tài chính một cách rập khuôn theo mẫu cũ có thể dẫn đến sai lầm. Sự sáng tạo, nhanh nhạy, có tầm nhìn sẽ giúp kế toán phân tích báo cáo tài chính đúng chuẩn, chất lượng.

Bước 4: Phân tích lợi nhuận và rủi ro hiện tại

Đây chính là một vấn đề trọng tâm mà hầu hết nhà đầu tư sẽ quan tâm tới trong phân tích báo có tài chính. Các chuyên gia tài chính hay CFO sẽ thông qua bước này nhằm tăng thêm giá trị trong công cuộc đánh giá công ty. Dĩ nhiên công cụ phân tích phổ biến nhất là tỷ lệ báo cáo tài chính vì nó liên quan tới thanh khoản, quản lý tài sản, lợi nhuận, công nợ quản lý/ bảo hiểm/ rủi ro/ định giá thị trường.

Đánh giá đúng lợi nhuận – phần tài sản được sinh lời từ hoạt động của doanh nghiệp và những rủi ro sẽ giúp doanh nghiệp đưa ra biện pháp tăng trưởng hoặc khắc phục khó khăn.

Bước 5: Lập báo cáo tài chính dự báo

Sẽ thật khó để doanh nghiệp đưa ra những dự báo trong tương lai nhưng dựa vào tình hình thực tế, đưa ra những dự báo tương đối về những tác động có thể xảy ra đến dòng tiền và nguồn đầu tư để có sự chuẩn bị đối phó trước.

Thông thường báo cáo này sẽ dựa trên những kỹ thuật như phần trăm của phương pháp tiếp cận bán hàng.

Bước 6: Đánh giá giá trị doanh nghiệp

Phương pháp phổ biến nhất để xác định giá trị doanh nghiệp là định giá theo giá trị nội tại. Giá trị của doanh nghiệp được xác định bằng phương pháp này được gọi là giá trị tài sản ròng của doanh nghiệp

Phương pháp này phản ánh giá trị thực chất, giá bán từng phần tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm đó.

Cuối cùng, sau khi phân tích báo cáo tài chính hãy đưa ra những phương án, đề xuất nếu cần để giải quyết các vấn đề được phân tích trong báo cáo tài chính. Để làm tốt công việc phân tích báo cáo tài chính, chỉ dựa trên những lý thuyết trên chưa đủ, người làm báo cáo còn cần có kiến thức cốt lõi, kỹ năng chuyên nghiệp để đảm bảo những phân tích đưa ra là đúng đắn, chính xác. Phân tích báo cáo tài chính đúng chuẩn sẽ thúc đẩy doanh nghiệp có những bước tiến mạnh mẽ, bền vững.

>> 16 công việc cần làm trước khi lập báo cáo tài chính

>> Cách lập báo cáo tài chính không sai sót

>> Hướng dẫn chi tiết cách đọc và phân tích báo cáo tài chính