Nghiệp Vụ old Cách hạch toán chiết khấu thương mại, hàng bán bị trả lại...

Cách hạch toán chiết khấu thương mại, hàng bán bị trả lại và giảm giá hàng bán

4737
hạch toán chiết khấu thương mại

Các khoản như chiết khấu thương mại, hàng bán bị trả lại và giảm giá hàng bán là các khoản thuộc Tài khoản 521 – Các khoản giảm trừ doanh thu. Đây là tài khoản được sử dụng khá phổ biến trong hạch toán các nghiệp vụ trong doanh nghiệp thương mại.

Bạn đang có những thắc mắc liên quan đến vấn đề hạch toán chiết khấu thương mại, hàng bán bị trả lại hay giảm giá hàng bán? Bài viết của Ketoan.vn sẽ cung cấp cho người làm kế toán cách hạch toán những tài khoản này theo hướng dẫn của Thông tư 200/2014/TT/BTC.

Bài viết tham khảo tại: Hạch toán giảm giá hàng bán đầy đủ chính xác theo TT 200 và 133

 

hạch toán chiết khấu thương mại

I. Chiết khấu thương mại

Khái niệm

Chiết khấu thương mại là một tài khoản thuộc tài khoản 521 – Các khoản giảm trừ doanh thu. Tài khoản này dùng để phản ánh khoản tiền mà doanh nghiệp bán hàng giảm giá niêm yết cho khách hàng mua hàng với số lượng lớn.

Cách hạch toán

Tài khoản sử dụng để hạch toán khoản chiết khấu thương mại là tài khoản 5211. Nội dung của tài khoản 5211 dùng để phản ánh chiết khấu thương mại mà doanh nghiệp đã giảm trừ hoặc thanh toán cho người mua hàng do mua với số lượng lớn theo thỏa thuận về chiết khấu thương mại được quy định cụ thể trong hợp đồng mua bán hoặc các cam kết mua, bán hàng.

Khi hạch toán TK 5211 – Chiết khấu thương mại, cần chú ý những điểm sau:

Chỉ hạch toán vào tài khoản này khi khoản chiết khấu thương mại mà người mua được hưởng đã thực hiện trong kỳ theo chính sách của doanh nghiệp về chiết khấu thương mại.

Trường hợp mua hàng nhiều lần mới được hưởng chiết khấu thương mại thì khoản chiết khấu này được ghi vào giảm giá bán trên hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn bán hàng cuối cùng.

Ví dụ về hạch toán chiết khấu thanh toán:

Doanh nghiệp A bán 1000 sản phẩm X theo hóa đơn GTGT ngày 30/7/2019 với giá 1.000.000 đồng/ sản phẩm.

Doanh nghiệp cho người mua được hưởng chiết khấu thương mại 2% tổng giá bán: 2%x1000x1.000.000 = 20.000.000 đồng

Thuế GTGT đầu ra 10%: 10%x1000x1.000.000 = 98.000.000 đồng

  • Hạch toán như sau: (đơn vị: triệu đồng)

Phản ánh doanh thu:

Nợ TK 131 1.000

Có TK 511 1.000

Có TK 3331 100

  • Phản ánh chiết khấu thương mại phát sinh:

Nợ TK 5211 20

Nợ TK 3331 2

Có TK 131   22

II. Hàng bán bị trả lại

Khái niệm

Hàng bán bị trả lại là giá trị khối lượng hàng bán đã xuất bán cho người mua, tuy nhiên bị người mua trả lại do không đạt yêu cầu về chất lượng, do hỏng hóc, sai quy cách, chủng loại…

Cách hạch toán

hạch toán chiết khấu thương mại 2

Để hạch toán hàng bán bị trả lại, kế toán sử dụng tài khoản 5212. Khi hạch toán, bên mua cần xuất hóa đơn để trả lại bên bán theo đơn giá xuất đúng như đơn giá mua trên hóa đơn mua vào.

Trình tự hạch toán như sau:

  • Bên mua:

Khi xuất hóa đơn trả hàng bán, kế toán ghi:

Nợ TK 331 – Phải trả người bán

Có TK 156 – Hàng hóa

Có TK 1331 – Thuế GTGT đầu vào

  • Bên bán:

Kế toán tiến hàng kê tờ hóa đơn của bên bán vào bảng kê 02 – GTGT (trường hợp xuất trả hàng trong cùng kỳ) hoặc điều chỉnh tờ khai thuế chỉ tiêu “Điều chỉnh tăng thuế GTGT còn được khấu trừ..- chỉ tiêu 38”  (trường hợp hàng trả lại hàng bán khác kỳ).

Khi nhận hàng bán bị trả lại

Nợ TK 5212 – Hàng bán bị trả lại

Nợ TK 3331 – Thuế GTGT đầu ra

Có TK 131 – Phải thu khách hàng

III. Giảm giá hàng bán

Khái niệm

Giảm giá hàng bán là khoản giảm trừ cho người mua do hàng hóa cung cấp cho người mua kém phẩm chất, sai quy cách… không đúng với quy định trong hợp đồng

Cách hạch toán

Tài khoản để hạch toán khoản giảm giá hàng bán là TK 5213 – Giảm giá hàng bán. Cũng như chiết khấu thương mại và hàng bán bị trả lại, đây là một khoản giảm trừ doanh thu.

Khi bên bán chấp nhận giảm giá hàng bán, bên bán sẽ xuất hóa đơn giảm giá cho lô hàng kém chất lượng.

Trình tự hạch toán như sau:

  • Bên bán

Nếu giảm giá hàng bán được thực hiện trong cùng kỳ thì tờ hóa đơn này sẽ được kê vào bảng kê 02 – GTGT với số âm.

Nếu giảm giá hàng bán khác kỳ thì tờ hóa đơn này sẽ được kế toán ghi lên tờ khai thuế ở mục “điều chỉnh tăng thuế GTGT còn được khấu trừ….- chỉ tiêu 38”

Nợ TK 5213 – Giảm giá hàng bán

Nợ TK 3331 – Thuế GTGT đầu ra

Có TK 131 – Phải thu khách hàng

  • Bên mua

Nợ TK 331 – Phải trả người bán

Có TK 156 – Hàng hóa

Có TK 1331 – Thuế GTGT đầu vào

Kết luận

Bài viết trên đã cung cấp cho người đọc cách thức hạch toán các khoản giảm trừ doanh thu như: chiết khấu thương mại, hàng bán bị trả lại và giảm giá hàng bán.