Trong một doanh nghiệp, để có thể vận hành tốt, chắc chắn không thể thiếu đi bước hoạch định chiến lược nhân sự. Bước hoạch định này sẽ giúp cho doanh nghiệp có thể có cái nhìn tổng quan và công tác quản lí nhân sự trở nên hiệu quả hơn. Vậy hoạch định chiến lược nhân sự là gì?
Hoạch định chiến lược nhân sự là gì?
Hoạch định chiến lược nhân sự được hiểu đó là bước mở đầu của một kế hoạch nhân sự được sử dụng lâu dài trong doanh nghiệp. Hoạt động hoạch định chiến lược nhân sự hiệu quả sẽ giúp cho doanh nghiệp có thể dễ dàng cụ thể hóa mục tiêu cũng như sứ mệnh của các doanh nghiệp.
Đối với các mục tiêu cụ thể ở trong chiến lược này thường sẽ được các nhà lãnh đạo ở trong doanh nghiệmp tự đưa ra sau khi đã được tham khảo cũng như là đánh giá từng mục tiêu cụ thể ở trong doanh nghiệp.
Đối với mỗi bộ phận doanh nghiệp khác nhau, sẽ có từng yêu cầu cụ thể về công việc cũng như là dựa trên nền tảng nhân sự khác. Vậy nên các nhà quản lí có thể coi vấn đề hoạch đi nhận sự cũng giống như việc xem xét các hệ thống về nhu cầu nguồn lực của doanh nghiệp. Vấn đề này sẽ giúp cho danh nghiệp hoạch định một cách chính xác, đảm bảo được đúng người và đúng việc cho nhà quản lí.
Những cách hoạch định chiến lược nhân sự hiệu quả
Doanh nghiệp cần dự báo trước về nhu cầu nguồn nhân lực
Trước khi hoạch định, bên phía doanh nghiệp cần phải đảm bảo được chắc chắn công tác đánh giá nhu cầu của nguồn nhân lực, đánh giá về cả nhu cầu của hiện tại và trong tương lai. Doanh nghiệp hoàn toàn có thể đánh giá dựa trên mục tiêu của doanh nghiệp. Hoặc doanh nghiệp có thể đánh giá dựa trên những lĩnh vực hoạt động cũng như dựa trên quy mô phát triển ở trong doanh nghiệp.
Sau khi đã đánh giá xong, người quản lí hoàn toàn có thể đưa ra một dữ liệu về số lượng cụ thể và chính xác. Sau đó doanh nghiệp hoàn toàn có thể đánh giá được chất lượng của nguồn nhân lựa cũng như đánh giá về khoản thời gian của doanh nghiệp cần sử dụng đến nguồn nhân lực.
Doanh nghiệp cần phân tích được thực trạng của nguồn nhân lực
Khi doanh nghiệp nghiên cứu về thị trường nguồn nhân lực ở ngoài công ty và cả nguồn nhân lực có sẵn trong doanh nghiệp. Lúc này có thể đưa ra được một số những chỉ tiêu cụ thể như sau:
- Về trình độ của nhân lực đánh giá dựa trên mặt bằng chung, xem xét nguồn nhân lực đã có những gì và đang bị thiếu những gì.
- Thực trạng của nguồn nhân lực đang có sẵn ở ngoài thị trường
- Đánh giá được chính xác về mức độ gắn bó của nhân viên đối với doanh nghiệp, xem xét nhân viên có khả năng bỏ việc hay không.
- Xem xét về môi trường làm việc cũng như là về chế độ đãi ngộ. Những yếu tố này có thực sự thu hút được nguồn nhân lực hay không.
Doanh nghiệp đưa ra những quyết định về việc tăng giảm nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực trong doanh nghiệp chiếm khá lớn về tài chính công ty. Vậy nên nhà quản trị cần phải sử dụng nhân lực sao cho thật hợp lí và hiệu quả nhất.
Để có thể đưa ra được quyết định về việc tăng giảm nguồn nhân lực, cần phải đưa ra bài toán so sánh. So sánh giữa nhu cầu về nguồn nhân lực ở trong công ty với thực trạng nguồn nhân lực. Nếu có sự chênh lệch quá lớn, nhà quản trị sẽ đưa ra quyết định có nên cắt giảm hay thêm nguồn nhân lực vào trong doanh nghiệp hay không.
Nhà quản trị phải lập ra kế hoạch thực hiện chiến lược nhân sự
Khi làm công tác hoạch định chiến lược nhân sự, điều đầu tiên mà nhà quản trị cần làm đó chính là lập ra được một kế hoạch cụ thể về chiến lược nhân sự cho chính mình.
Cụ thể về kế hoạch nhân sự, có thể ghi nội dung như sẽ đề bạt ai, sẽ thuyên chuyển và sẽ cắt giảm ai. Bên cạnh đó, nhà quản trị doanh nghiệp cũng cần phải lập ra kế hoạch tuyển dụng nhân sự rõ ràng. Vì tuyển dụng nhân sự là khâu vô cùng quan trọng và cần chú ý đến nhiều hơn.
Nhà quản trị đánh giá tổng quan về việc thực hiện kế hoạch
Khi nhà tuyển dụng đã hoàn thành xong những bước trên, việc tiếp theo cần phải làm đó chính là đánh giá về chất lượng khi thực hiện kế hoạch này. Đánh giá tổng quan lại toàn bộ những gì mà mình đã làm được, xem xét xem còn điểm gì sai sót, nếu có sai sót sẽ nghĩ đến phương án khắc phục lại toàn bộ những điểm đó.
Bên cạnh đó, nhà quản trị cũng cần phải thực hiện đánh giá được những sự chênh lệch giữa kế hoạch và cả thực tiễn. Cuối cùng là đưa ra những biện pháp cụ thể để có thể hoàn thành nó.
Có thể nói rằng, vấn đề hoạch định chiến lược nhân sự sẽ giúp cho doanh nghiệp của bạn nhận ra được những điểm mạnh và cả điểm yếu trong quá trình làm việc của mình. Bên cạnh đó cũng nhận ra được đâu là những khó khăn và đâu là thuận lợi mà mình đang có. Việc hoạch định này sẽ gián tiếp giúp cho doanh nghiệp có được một kế hoạch tuyển dụng cũng như kế hoạch sử dụng nhân sự hiệu quả.