Tin Tức 2 Áp dụng nghệ thuật lãnh đạo trong kinh doanh như thế nào?

Áp dụng nghệ thuật lãnh đạo trong kinh doanh như thế nào?

16
Áp dụng nghệ thuật lãnh đạo trong kinh doanh như thế nào?

Trong bất kỳ một doanh nghiệp nào không thể nào thiếu đi những nhà lãnh đạo, đứng đầu một doanh nghiệp. Công ty có phát triển hay phá sản phụ thuộc hết vào nghệ thuật lãnh đạo của người đứng đầu đó. Vậy làm thế nào để áp dụng nghệ thuật lãnh đạo trong kinh doanh? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn qua bài viết dưới đây.

Áp dụng nghệ thuật lãnh đạo trong kinh doanh như thế nào?

Nghệ thuật dùng người chính là chìa khóa dẫn đến thành công

Trong tất cả các nguồn lực sẵn có của công ty thì nhân lực là tài nguyên sử dụng khó khăn nhất, đòi hỏi nhiều sự khôn khéo từ những nhà quản trị hay còn gọi đó là – nghệ thuật dùng người trong lãnh đạo. Vậy nghệ thuật lãnh đạo trong kinh doanh này được sử dụng như thế nào?

Trong một công ty chính là một tập thể xã hội thu nhỏ, công ty càng rộng thì càng có nhiều người, càng có nhiều những màu sắc khác nhau. Nhiệm vụ của bạn là phải phát hiện ra ai có màu sắc gì và làm thế nào để màu sắc đó hòa quyện vào cùng với mọi người và làm công việc một cách tốt nhất có thể. Cụ thể hơn, mỗi người có một tính cách khác nhau, bạn nên lựa từng người để có những cách xử lý tình huống nhất định. Đó mới là nghệ thuật lãnh đạo đỉnh cao!

Ví dụ nhỏ trong một phòng kế toán, có những nhân viên tuy rất biết lắng nghe, ham học hỏi và chăm chỉ nhưng trình độ còn thấp và khá nhút nhát. Bạn có thể đưa họ ngồi gần những người có vẻ năng nổ trong công việc, thân thiện mà còn gây cười để đưa nhân viên đó cảm thấy thoải mái và bớt nhút nhát hơn. Khi có bất kỳ những sai sót gì, bạn nên nhẹ nhàng góp ý, chắc chắn người nhân viên đó sẽ sửa đổi.

Ngược lại, với những người có chuyên môn cứng nhưng lại khá lười biếng, chỉ chờ cơ hội để lừa cho người khác làm những công việc không có nhiều lợi ích. Với những người nhân viên như này thì bạn cần phải có những hình thức kích thích họ yêu thích làm việc hoặc mắng ngay khi họ sai sót. Đây được coi là một nghệ thuật lãnh đạo trong kinh doanh không phải ai cũng làm được bởi sự đoán tâm lý nhân viên rất khó nếu không tinh ý.

Nghệ thuật lãnh đạo trong kinh doanh: Học, học nữa, học mãi

Không phải cứ được ngồi trên vị trí lãnh đạo là bạn không cần học hỏi. Có thể nói, con người càng lớn tuổi càng khó học hỏi, càng bảo thủ với những suy nghĩ của mình. Là một nhà lãnh đạo rất nên trau dồi kiến thức cho mình ở mọi thời điểm. Xã hội càng ngày càng phát triển, càng có nhiều những kiến thức công nghệ cao mà khi còn trẻ, nhà lãnh đạo đó chưa học được.

Việc học chưa bao giờ là muộn, bạn vẫn có thể trau dồi chuyên môn của nhiều lĩnh vực để không thua kém bất cứ một ai mà còn có thể giúp lãnh đạo công ty tốt hơn, trong bất kỳ một tình huống nào cũng có thể giải quyết được.

Nhất là những nhà lãnh đạo càng cần phải biết nhiều để có những sản phẩm, dự án truyền đạt lại cho nhân viên. Đã là những người cùng một tập thể thì để có thành công cần có sức mạnh của cả một tập thể. Đó chính là nghệ thuật xây dựng và lãnh đạo tập đoàn.

Sự kiên nhẫn trong nghệ thuật lãnh đạo trong kinh doanh

Bên cạnh chuyên môn hay sự khôn khéo thì kiên nhẫn cũng là một đức tính cần có trong nghệ thuật lãnh đạo trong kinh doanh. Vậy nhà lãnh đạo cần kiên nhẫn trong những tình huống như thế nào?

Uốn nắn nhân viên là một trong những việc làm rất cần từ những nhà quản trị. Khi ra ngoài bất kỳ nhân viên nào đều là công dân tự do của một đất nước nhưng khi bước vào công ty thì nhân viên đó phải có những đức tính phục vụ công việc mà mình đã lựa chọn.

Cụ thể nhất là trong lĩnh vực bán hàng, bạn là người đi bán, bán muốn bán nhanh sản phẩm của mình đến với người tiêu dùng nhưng khi đặt mình làm người đi mua hàng cũng cần “cân đo đong đếm” xem sản phẩm đó có thực sự phù hợp với mình không.

Chính vì vậy, bạn nên kiên nhẫn đưa cho khách hàng những mẫu mà họ có thể phù hợp để có nhiều sự lựa chọn. Công việc của một người lãnh đạo là làm thế nào để uốn nắn cho nhân viên sự kiên nhẫn đó để tránh được những tình huống xấu xảy ra – đó chính là nghệ thuật lãnh đạo trong kinh doanh.

Cho nhân viên cọ xát thực tế

Ngoài việc lãnh đạo đi công tác để thăm dò tình hình thực tế ở các nước phát triển và giúp công ty mình đi đúng hướng thì nhân viên cũng nên được ra ngoài cọ xát. Thay vì luôn ngồi ở nhà và tự huyễn hoặc về bản thân mình và làm việc theo một chiều hướng đi đều thì bạn có thể cho nhân viên đi ra ngoài để khảo sát thị trường.

Ví dụ như nếu là ở bộ phận bán hàng thì bạn nên cho nhân viên tới nhiều môi trường bán hàng khác nhau để so sánh như vào trung tâm thương mại cách thức tiếp đón đã khác rất nhiều với những quán quần áo thông thường ở địa phương.

Không chỉ vậy, khi đi cùng đối tác bạn có thể đưa nhân viên của mình đi cùng để hiểu hơn được những khó khăn mà bạn phải gánh chịu và cũng có thể tiếp xúc gần hơn với đối tác, hiểu được đối tác muốn gì để về phổ biến cho nhân viên cấp dưới. Từ đó sản phẩm của doanh nghiệp cũng tốt hơn và đó cũng chính là nghệ thuật lãnh đạo doanh nghiệp mà một nhà quản trị cần có.

Hy vọng với những chia sẻ trên của chúng tôi, bạn có thể áp dụng nghệ thuật lãnh đạo trong kinh doanh và đưa công ty lên tầm cao mới!