Trong điều kiện kinh tế luôn luôn thay đổi, môi trường bên ngoài luôn tác động lẫn nhau thì người lãnh đạo trong mỗi một doanh nghiệp là người cần phải mạnh mẽ và cứng rắn nhất để lãnh đạo nhân viên đi đúng hướng. Để có thể chia sẻ cũng như truyền đạt lại kinh nghiệm trong việc lãnh đạo, bài giảng nghệ thuật lãnh đạo Lê Thẩm Dương luôn thu hút một số lượng lớn người đọc. Vậy bài giảng có những nội dung gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn qua bài viết dưới đây.
Lãnh đạo là gì? Nghệ thuật lãnh đạo Lê Thẩm Dương là gì?
Để hiểu rõ hơn về bài giảng nghệ thuật lãnh đạo Lê Thẩm Dương cần phải biết một số khái niệm sau:
- Lãnh đạo là việc thực hiện được mục đích của mình thông qua kết quả lao động của người khác.
- Người lãnh đạo là người đứng đầu trong một doanh nghiệp/ công ty, cho phép người lãnh đạo có thể buộc người khác làm theo sự chỉ đạo của mình.
- Nghệ thuật lãnh đạo là cách thức được suy nghĩ và đúc kết trong quá trình nhiều năm để tạo ra được một phương pháp lãnh đạo nhân viên, lãnh đạo cả một doanh nghiệp sao cho khôn khéo nhất có thể đạt được mục đích cụ thể của người lãnh đạo đó.
Kỹ năng và nghệ thuật lãnh đạo của bất kỳ một người nào đó cần phải vừa học trên sách vở, lý thuyết vừa phải học trên kiến thực thực tiễn trong các tình huống xảy ra. Vậy nên, nghệ thuật lãnh đạo nghe có thể là dễ nhưng lại là môn học khá là khó khăn đối với những người mới bắt đầu.
4 Thành tố để tạo nên một nhà quản trị trong nghệ thuật lãnh đạo của TS Lê Thẩm Dương
Để có thể làm được một nhà quản trị giỏi rất cần thực hiện đầy đủ và tốt 4 thành tố như sau:
-
Hoạch định (planning): trả lời cho câu hỏi “doanh nghiệp cần phải làm gì?”
Đây là thành tố quan trọng nhất để tạo nên một doanh nghiệp có vững chắc hay không. Công tác này bao gồm việc xác định mục tiêu hoạt động của tổ chức, xây dựng chiến lược tổng thể để đạt được những mục tiêu và thiết lập một hệ thống để phối hợp các hoạt động.
-
Tổ chức (organizing): trả lời cho câu hỏi “ phải làm cách nào? Ai làm?”
Đây chính là công việc để tạo dựng lên cơ cấu, bộ máy doanh nghiệp, xác lập thẩm quyền và phân phối ngân sách cần thiết thực hiện kế hoạch. Công việc này đòi hỏi người lãnh đạo cần phải tinh ý và sáng suốt để đưa ra ai phù hợp với vị trí nào. Nghệ thuật lãnh đạo Lê Thẩm Dương yêu cầu bố trí tối đa để sử dụng triệt để nguồn lực có sẵn.
-
Lãnh đạo (directing) : trả lời cho câu hỏi “làm thế nào để nhân viên thực hiện theo sự sắp đặt đó?”
Đây chính là lúc cần nhiều nhất đến nghệ thuật lãnh đạo trong công sở. Là việc thúc đẩy, hướng dẫn, động viên nhân sự, giao việc cho nhân viên, đưa ra những nội quy, quy chế làm việc, …để góp phần thực hiện mục tiêu của tổ chức. Trong nghệ thuật lãnh đạo Lê Thẩm Dương đã nói, đôi khi cũng phải mềm nắn rắn buông sao cho phù hợp với tâm lý hay tính cách của từng nhân viên.
-
Kiểm soát (controlling) : trả lời câu hỏi “làm thế nào để đảm bảo kế hoạch được thực hiện đúng như đề ra?”
Công việc này nhằm đo lường những hoạt động, kết quả, tìm nguyên nhân gây sai lệch và các giải pháp sửa sai cho tổ chức, đảm bảo các hoạt động của tổ chức đang đi đúng hướng để hoàn thành mục tiêu.
Những vấn đề phát sinh cần nhà quản trị
Mỗi một dự án đều có những phát sinh đi kèm đòi hỏi nhà quản trị cần phải khéo léo tính dự trù phát sinh để có sẵn mỗi khi cần. Những phát sinh đó hầu hết được dự trù ở 3 vấn đề phổ biến:
- Nguồn lực: đây là yếu tố có tính hữu hạn. Khi công việc mở rộng địa bàn, phạm vi hay bất cứ điều gì đều cần có thêm nguồn lực có thể là nhân lực, tài lực, vật lực đều phải trong trạng thái sẵn sàng tiếp tế.
- Mục tiêu: mục tiêu là yếu tố có tính vô hạn bởi khi thực hiện được mục tiêu này thì con người thường muốn với tới mục tiêu cao hơn. Tuy nhiên, nên chọn mục tiêu tối đa nhưng phải phù hợp với nguồn lực sẵn có bởi bất kỳ một điều gì quá sức cũng đều mang đến kết quả không tốt.
- Nhiệm vụ của quản trị: đây chính là lúc vận dụng nghệ thuật lãnh đạo Lê Thẩm Dương vào để thực hiện sao cho tốt nhất nhiệm vụ của người quản trị để đưa doanh nghiệp đến mục tiêu tốt nhất.
Nguyên nhân không đạt được mục tiêu là gì?
Có những thành công thì cũng có những sai lầm để từ những sai lầm đó, người lãnh đạo phát hiện được lỗ hổng của chính doanh nghiệp mình và khắc phục lỗ hỏng đó.
- Nguyên nhân đầu tiên là đạt mục tiêu quá cao so với nguồn lực: Đây là một trong những lỗi sai phổ biến trong những doanh nghiệp hiện tại. Khi bạn đã sai ngay từ bước đầu trong nghệ thuật lãnh đạo ts Lê Thẩm Dương thì những bước sau coi như bỏ hết, cố gắng không có ích gì.
- Nguyên nhân thứ hai là quản trị quá kém. Đây không chỉ là lỗ hổng trong doanh nghiệp mà còn là lỗ hổng lớn xảy ra trong một thời gian dài qua vẫn chưa có biện pháp khắc phục. Thay vì chọn người phù hợp thì lại chọn người thiếu kiến thức chuyên môn từ đó không hoàn thành được bước lãnh đạo trong nghệ thuật lãnh đạo của Lê Thẩm Dương từ đó khiến doanh nghiệp đi sai hướng.
Với những chia sẻ trên của chúng tôi, chúc bạn thành công sau khi tìm hiểu về nghệ thuật lãnh đạo Lê Thẩm Dương!