Tin Tức 2 Các bước lập kế hoạch bán hàng

Các bước lập kế hoạch bán hàng

21
Các bước lập kế hoạch bán hàng

Kế hoạch bán hàng chính là chìa khóa cho sự thành công của một doanh nghiệp. Để đạt được mục tiêu đề ra cần có những kế hoạch cụ thể và phù hợp. Sau đây là các bước lập kế hoạch bán hàng cơ bản cho mỗi doanh nghiệp. Mời các bạn cùng dõi đọc!

Các bước lập kế hoạch bán hàng

Trước khi lập kế hoạch bán hàng cần xác định mục tiêu bán hàng

Mục tiêu chính là cái đích hướng đến. Khi doanh nghiệp đề ra được những mục tiêu cụ thể, đội ngũ nhân sự sẽ có hướng đi tốt nhất cho doanh nghiệp. Nhà quản trị cần phác thảo những việc cần làm, các chuỗi hoạt động tiếp thị, bán hàng dựa trên tình hình thực tế của doanh nghiệp. Kèm theo đó là một mốc thời gian cụ thể.

Doanh nghiệp nên xác định chi tiết mục tiêu và thời gian thực hiện kế hoạch để nâng cao khả năng thành công. Doanh nghiệp có thể dựa trên quy tắc SMART để thực hiện:

  • S – Specific: Cụ thể, rõ ràng, dễ hiểu
  • M – Measurable: Đo đếm được
  • A – Achievable: Có thể đạt được bằng chính khả năng của mình
  • R – Realistic: Thực tế, không viển vông
  • T – Time bound: Thời hạn để đạt được mục tiêu

Để lập kế hoạch bán hàng cần xây dựng hình tượng khách hàng

Để có thể bán được sản phẩm thì doanh nghiệp cần hiểu khách hàng của mình. Bạn có thể thông qua các yếu tố về nhân khẩu học, địa lí, khả năng tài chính, sở thích – thói quen và hành vi mua sắm. Từ đó đưa ra các phương hướng tiếp cận và thuyết phục khách hàng đến với doanh nghiệp của mình.

Dưới đây là nhóm khách hàng phổ biến khi thực hiện mua bán sản phẩm:

  • Khách hàng tiềm năng
  • Khách hàng mới
  • Khách hàng thân thiết
  • Khách hàng tiêu cực
  • Khách hàng có giá trị cực nhỏ

Việc phân loại khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp đưa ra những kế hoạch bán hàng phù hợp với từng nhóm khách hàng, phân khúc thị trường và đầu tư kinh doanh phù hợp.

Khảo sát thị trường

“Biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng” là câu nói quen thuộc với bất cứ một doanh nghiệp nào. Khi bạn nghiên cứu và khảo sát thị trường một cách cẩn thận, kĩ càng, bạn sẽ có một đánh giá tổng thể, bao quát. Từ đó xác định đối tượng khách hàng, nơi nên đầu tư nhiều, đầu tư ít,…

Ngoài ra, việc nắm bắt tình hình thị trường sẽ cho bạn những kế hoạch quảng bá sản phẩm, phương hướng kinh doanh và bán hàng phù hợp.

Để lập kế hoạch bán hàng cần hiểu rõ về doanh nghiệp của mình

Hơn ai hết, nhà quản trị cần nắm rõ điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp mình. Xác định những cơ hội và thách thức sẽ gặp phải trong tương lai là gì. Từ đó doanh nghiệp sẽ có những kế hoạch chiến lược đúng đắn và hiệu quả hơn. Nếu doanh nghiệp không hiểu sứ mệnh và giá trị cốt lõi của doanh nghiệp mình thì không thể thành công.

Lập kế hoạch Marketing

Một sản phẩm tốt, dịch vụ tốt nhưng nếu doanh nghiệp không ai biết đến, đồng nghĩa với việc sản phẩm của bạn sẽ không thể tiếp cận khách hàng. Vì vậy cần đặt ra những kế hoạch, chiến lược marketing độc đáo, hấp dẫn để thu hút khách hàng. Doanh nghiệp cần tạo ấn tượng mạnh cho khách, cùng với sự chắc chắn về niềm tin của sản phẩm doanh nghiệp. Đồng thời là những ưu đãi dành cho khách hàng.

Dưới đây là ba nguyên tắc cơ bản trước khi lập một kế hoạch marketing trong kế hoạch bán hàng là:

  • Segment (phân loại khách hàng)
  • Target (chọn khách hàng mục tiêu)
  • Position (Định vị thương hiệu của bạn trong tâm trí khách hàng).

Hoạch định chiến lược hành động

Trước khi bắt tay vào hành động, bước hoạch định là yếu tố vô cùng quan trọng. Sau khi đặt ra các mục tiêu, doanh nghiệp cần vạch ra chiến lược hành động. Đưa ra các bước chi tiết cần thực hiện cho kế hoạch, chiến lược quản lí tiến độ thực hiện và những phương hướng giải quyết khi xảy ra những vấn đề ngoài ý muốn.

Hãy cân nhắc những công việc cần ưu tiên, ra thời hạn để có thể hoàn thành kịp tiến độ. Cần có những thay đổi kịp thời trong trường hợp vỡ kế hoạch tiến độ sao cho phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp.

Không ngại khó khăn

Khó khăn, thách thức, thất bại là điều không ai mong muốn nhưng cũng không thể né tránh. Bởi có những điều đó mới có những thành công trọn vẹn. Nếu một doanh nghiệp gặp khó khăn, điều quan trọng nhất không phải là sự cản trở mà là cách đứng lên và bước qua rào cản ấy như thế nào. Mỗi doanh nghiệp cần đưa ra cho mình những hướng giải quyết, kế hoạch dự trù để tránh bất ngờ nếu có rủi ro, phát sinh xảy ra.

Dự tính ngân sách doanh nghiệp

Chi phí là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu cho một kế hoạch kinh doanh. Nhà quản trị cần vạch ra những khoản chi tiêu cần thiết cho từng hoạt động để có thể triển khai nguồn ngân sách phù hợp. Ngoài ra cần dự trù chi phí phát sinh. Khi làm chủ ngân sách, bạn sẽ có thể làm chủ những hoạt động trong doanh nghiệp.

Trên đây là các bước lập kế hoạch bán hàng phổ biến cho tất cả các doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp có được cho mình những kế hoạch hành động cụ thể, đội ngũ nhân sự trong công ty sẽ hiểu hơn mình cần phải làm gì. Chúc các bạn gặt hái được nhiều thành công!