Tin Tức 2 Tháp nhu cầu maslow trong quản trị nhân sự

Tháp nhu cầu maslow trong quản trị nhân sự

27
Tháp nhu cầu maslow trong quản trị nhân sự

Trong quản trị nhân sự có rất nhiều phương pháp áp dụng, một trong số đó được các nhà quản trị sử dụng phổ biến đó là tháp nhu cầu maslow. Đây là một trong những phương pháp quản lý nhân sự rất hiệu quả, đem lại nhiều lợi ích. Tháp nhu cầu maslow trong quản trị nhân sự cũng giúp cho các nhà lãnh đạo giữ chân nhân viên tài năng của mình, tránh để họ nhanh chóng chuyển sang các công ty đối thủ làm. Vậy tháp maslow là gì? Mô hình như thế nào? Đem lại lợi ích ra sao? Mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết bên dưới nhé!

Tháp nhu cầu maslow trong quản trị nhân sự

Tháp nhu cầu maslow là gì?

Tháp nhu cầu maslow được nhà tâm lý học nhân văn Abraham Maslow nghiên cứu và xây dựng vào năm 1943 giải thích các hiện tượng trong cuộc sống. Đây là một trong những lý thuyết ảnh hưởng mạnh mẽ đến ngành quản trị kinh doanh, giúp ngành này phát triển nhanh chóng.

Mô hình tháp nhu cầu maslow trong quản trị nhân sự

Tháp nhu cầu maslow bao gồm 5 tầng, mỗi tầng thể hiện các nhu cầu của con người từ cơ bản đến cao hơn theo thự tự từ dưới lên trên. Tháp nhu cầu maslow trong quản trị nhân sự bao gồm những cấp bậc cụ thể sau

  • Cấp bậc 1: Nhu cầu sinh lý (physiological needs) bao gồm những nhu cầu cơ bản như ăn, uống, ngủ, nghỉ, … được xếp cuối cùng của tháp. Là những nhu cầu tối thiểu giúp con người sinh sống và tồn tại.
  • Cấp bậc 2: Nhu cầu an toàn (safety needs) liên quan tới môi trường xung quanh bạn như tự nhiên, an ninh trật tự. Trong một tổ chức, công ty thì cần đảm bảo an toàn cho nhân viên hay người lao động bằng các chính sách bảo vệ họ để họ an tâm làm việc hơn.
  • Cấp bậc 3: Nhu cầu về giao tiếp và xã hội (love and belonging). Đây là nhu cầu thể hiện rằng mọi người đều mong muốn được yêu thương, đối xử bình đẳng, gần gũi và hòa hợp trong các mối quan hệ con người như đồng nghiệp. Ngoài ra, nó còn thể hiện mong muốn gắn bó với tổ chức, công ty của họ.
  • Cấp bậc 4: Nhu cầu về sự quý trọng ( Esteem needs). Con người luôn luôn mong muốn được người khác chấp nhận và tôn trọng mình. Trong một tổ chức, họ luôn muốn được công nhận những năng lực và công việc đóng góp cho tổ chức.
  • Cấp bậc 5: Nhu cầu thể hiện bản thân (Self-actualization needs) Là nhu cầu nằm ở tầng cao nhất biểu thị cho sự khó đạt được nhất. Mỗi cá thể đều khát khao được thể hiện mình, là chính mình, làm công việc mình muốn làm, cống hiến sức lực và năng lực của mình cho xã hội.

Ứng dụng tháp nhu cầu maslow trong quản trị nhân sự

Với mô hình cụ thể được xây dựng, các nhà lãnh đạo đã ứng dụng tháp nhu cầu maslow trong quản trị nhân sự một cách tinh tế, khéo léo đem lại nhiều thành công cho doanh nghiệp của họ. Những ứng dụng cụ thể chi tiết như là:

Nhu cầu về sinh lý

Nhu cầu này trong doanh nghiệp được thể hiện qua các mức lương, các phúc lợi, những gì người lao động được hưởng để duy trì cuộc sống cơ bản của họ. Các nhà quản lý sẽ ddauw ra một mức lương cụ thể hay còn gọi là lương cứng theo công việc. Hay mức lương được xếp trên các tiêu chí như KPI.

Ngoài ra, các chế độ thưởng như thưởng ngày lễ, thưởng theo doanh thu, thưởng phát kiến… hay việc hỗ trợ các bữa ăn cho nhân viên.

Nhu cầu về an toàn cho nhân viên

Doanh nghiệp phải đảm bảo một môi trường làm việc lành mạnh cho nhân viên như không làm trong môi trường có nhiều chất độc hại, cung cấp các đồ bảo hộ cần thiết nếu tiếp xúc với các chất hóa học độc hại, xây dựng không gian làm việc sạch sẽ,… Ngoài ra cần phải đảm bảo chế độ bảo hiểm cho nhân viên.

Nhu cầu giao tiếp

Nhân viên cần phải được giao lưu làm việc cùng các đồng nghiệp, những người lãnh đạo tài giỏi. Có sự quan tâm và giúp đỡ trong những lúc khó khăn. Xây dựng một tập thể đoàn kết, vững mạnh, gắn kết các bộ phận trong công ty với nhau. Hay tổ chức những buổi giao lưu, tổ chức các cuộc thi giữa các nhân viên.

Nhu cầu về sự tôn trọng

Những nhà lãnh đạo cần phải tôn trọng nhân viên và mọi người trong công ty của mình, xây dựng những cơ chế chính sách khen thưởng nhân viên hợp lý. Hay chia sẻ cho tất cả mọi người những giá trị tinh thần để họ cùng lan tỏa trong khắp công ty. Giúp cho nhân viên trong công ty sẽ có động lực làm việc và gắn bó lâu dài với công ty.

Nhu cầu về thể hiện bản thân

Các doanh nghiệp cần cung cấp các cơ hội để nhân viên của họ phát triển hết năng lực, tận dụng khả năng sáng tạo khiến cho các chiến dịch trở nên độc đáo. Khuyến khích nhân viên tham gia vào quá trình phát triển của doanh nghiệp như tham gia vào các cuộc thi, các chương trình đào tạo nhân sự…

Thêm vào đó, cũng cần công nhận những nỗ lực mà họ đã đóng góp cho công ty bằng các chế độ lương thưởng phù hợp với từng vị trí, công việc của doanh nghiệp.

Nhân viên tài năng luôn là một trong những yếu tố quyết định thành công và duy trì sự sống cho doanh nghiệp. Chính vì vậy áp dụng tháp nhu cầu maslow trong quản lý nhân sự đã giúp cho doanh nghiệp giữ chân các nhân viên tài năng giúp thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp.