Tin Tức 2 Nghệ thuật lãnh đạo của Đường Tăng

Nghệ thuật lãnh đạo của Đường Tăng

24
Nghệ thuật lãnh đạo của Đường Tăng

Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng có ít nhất một lần xem Tây Du Ký, xem thầy trò Đường Tăng vượt qua 81 kiếp nạn trong vòng 14 năm ròng để lấy được chân kinh về cho Đại Đường. Rất nhiều người đã tự hỏi,vì sao Đường Tăng lại có thể lãnh đạo được học trò cùng mình vượt qua khổ ải trong suốt thời gian dài như thế. Hãy cùng tìm hiểu xem nghệ thuật lãnh đạo của Đường Tăng là gì?

Nghệ thuật lãnh đạo của Đường Tăng

4 nghệ thuật lãnh đạo của Đường Tăng

Nói đến nghệ thuật lãnh đạo của Đường Tăng, chỉ gói gọn trong 4 điều:

  • Thấu hiểu năng lực
  • Trao quyền quyết đoán
  • Tin tưởng tuyệt đối
  • Bao dung

Trước tiên, nói đến thấu hiểu năng lực:

Đường tăng sử dụng phương pháp điều tra lý lịch, sử dụng thử thách và kiểm tra để hiểu được năng lực của các học trò. Có thể thấy, với Tôn Ngộ Không, có tài võ nghệ. Nên việc hàng yêu diệt quái được Đường Tăng giao cho. Còn với Bát Giới, biết được bản tính ham ăn, lười làm nên giao cho việc lo cơm nước. Còn với Sa Tăng, có sức khỏe, hiền lành nên được giao cho công việc gánh vác, trông coi hành lý.

Thứ hai, trao quyền quyết đoán:

Một khi đã hiểu rõ năng lực của các đồ đệ, Đường Tăng sẽ đứng ra trao quyền cho họ. Giao đúng người, đúng việc, đúng chuyên môn để công việc được suôn sẻ, thành công. Ví dụ như đánh nhau với yêu quái phải để Ngộ Không ra tay, được toàn quyền xử lý mà không yêu cầu phải đánh như thế nào.

Thứ ba, tin tưởng tuyệt đối:

Một khi đã trao quyền, tức là để cho họ được quyền quyết định công việc. Họ được quyền lên kế hoạch, triển khai và thực hiện cho đến khi công việc thành công. Cũng trong nghệ thuật lãnh đạo của Đường Tăng, tin tưởng tuyệt đối, không có nghĩa là không kiểm tra, giám sát.

Ví dụ điển hình như nhiều lần Ngộ Không đánh nhau với yêu quái, vẫn cử cả Bát Giới hay Sa Tăng hỗ trợ, vừa để giúp đỡ vừa để giám sát một cách hiệu quả. Đối với Đường Tăng, trong con người ông là niềm tin tối cao vào người khác. Luôn nhìn về phía trước, nhìn vào những điều tốt đẹp để giải quyết công việc.

Thứ tư, bao dung:

Có thể nhiều người đánh giá Đường Tăng là một người không có bản lĩnh, nhưng đổi lại, ông lại là một người rất bao dung. Sẵn dàng bao dung và vị tha cho những khuyết điểm, lỗi lầm của người khác. Là một người thần thông quảng đại, biết suy nghĩ, tính toán, nhìn nhận mọi việc nên mới có được sự trung thành từ đồ đệ.

Đánh giá về nghệ thuật lãnh đạo của Đường Tăng

Điều cốt yếu của những người lãnh đạo có là tài năng và đạo đức. Sinh thời, chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy “có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”.

Nhìn nhận về nghệ thuật lãnh đạo của Đường Tăng, chúng ta thấy ông là người có tài lãnh đạo với việc thấu hiểu năng lực của đồ đệ, biết giao đúng người đúng việc, trao niềm tin và bao dung. Đấy chính là nghệ thuật lãnh đạo của Đường Tăng, cũng chính là cái tài mà ông có. Còn đức tâm, vì là người có tấm lòng nhân ái, ông luôn mang cái đức của mình để đối xử với người khác, thậm chí đó còn là kẻ thù của mình.

Những người lãnh đạo thời này cũng vậy, để nhân viên thấu hiểu, cống hiến cho công ty, không phải chỉ dùng những lời lẽ răn đe, quy định… để áp vào. Ngược lại, phải mang đến cho họ những chế độ, đãi ngộ thích hợp. Trong môi trường làm việc, không có sự áp bức, bóc lột. Chỉ có cạnh tranh công bằng để thể hiện năng lực cá nhân, tìm kiếm cơ hội để phát triển.

Tôn trọng các mối quan hệ. Mặc dù đóng vai trò là một người lãnh đạo gánh vác trách nhiệm caoo cả nhưng ông luôn biết cách tạo dựng những mối quan hệ hòa nhã. Biết cúi đầu trước ai, biết làm gì với kẻ thù và biết đối xử với đồ đệ như thế nào. Đây chính là mối quan hệ cao cấp giữa các cập bậc lãnh đạo – nhân viên mà ngày nay chúng ta cần học tập.

Bài học từ nghệ thuật lãnh đạo của Đường Tăng

Chúng ta có thể học tập được từ nghệ thuật lãnh đạo của Đường Tăng cách đối ngoại, tạo dựng những mối quan hệ đối ngoại, biết sáng tạo trong đối nội để tạo ra được nguồn lực cho doanh nghiệp.

Đối với những người lãnh đạo, những người có vai trò quan trọng để dẫn dắt doanh nghiệp theo những chiến lược nhân sự, chiến lược kinh doanh, việc học hỏi, tích lũy nghệ thuật lãnh đạo, hội tụ cho mình những phẩm chất của người lãnh đạo là rất cần thiết.

Có thể thấy, nghệ thuật lãnh đạo của đường tăng rất khác biệt với những vị lãnh đạo khác. Lãnh đạo bằng cái tâm lương thiện, bồ tát của mình, lãnh đạo như không lãnh đạo, không coi mình là người đứng trên và nhìn xuống đề điều khiển người đúng ở dưới.

Hy vọng rằng, những thông tin chúng tôi đã chia sẻ về nghệ thuật lãnh đạo của Đường Tăng, cùng với những kinh nghiệm tích lũy được, bạn sẽ có thêm những kinh nghiệm để thay đổi cũng như phát triển kỹ năng, tố chất lãnh đạo của mình.