Tin Tức 2 Bài học từ chiến lược nhân sự của adidas để phát triển...

Bài học từ chiến lược nhân sự của adidas để phát triển kinh doanh

18

Nhắc đến cái tên adidas, chắc hẳn nhiều người sẽ nghĩ tới sự nổi tiếng của thương hiệu này với rất nhiều sản phẩm thời trang có mặt trên thế giới. Sẽ có không ít người tò mò do đâu mà adidas lại đạt được thành công đến như vậy. Ngoài những chiến lược kinh doanh, chiến lược nhân sự của adidas là một phần để tạo nên thành công đó. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cụ thể để biết được chiến lược nhân sự của adidas đã được thực hiện như thế nào? Bài học rút ra cho các doanh nghiệp hiện nay là gì?

Chiến lược nhân sự của adidas xây dựng là gì?

Người sáng lập adidas – Adolf Dassler trước khi đến với thế giới bằng những sản phẩm thể thao đã định hướng và xây dựng giá trị cốt lõi nhất cho thương hiệu của mình là “cung cấp tất cả những trang thiết bị tốt nhất dành cho các vận động viên” và bây giờ là cho tất cả mọi người.

Tầm nhìn sứ mệnh của adidas lấy lợi ích người dùng làm trung tâm hay cho việc đề cao lợi nhuận sẽ đạt được. Lấy con người làm trung tâm và biến nó trở thành định hướng chiến lược trong việc tuyển dụng, đào tạo nhân sự, giúp cho những hoạt động tiếp nhận, quản lý về sau được vận hành trôi chảy và đưa adidas trở thành một thương hiệu nổi tiếng thế giới.

Một trong những chiến lược nhân sự của adidas xây dựng cũng sẽ phải kể tới chiến dịch IMC. Khi triển khai chiến dịch, adidas đã hướng đến đối tượng đầu tiên là nhân viên của chính mình. Những người quản lý adidas coi nhân viên là công chúng quan trọng nhất mà công ty có được.

Thông qua những nhân sự của mình, họ biết được khách hàng sẽ được làm việc với ai, ai sẽ đóng vai trò quan trọng để thiết kế và trình bày ý tưởng marketing cho sản phẩm. Cùng với đó, adidas cũng tập trung nhiều hơn vào con người, đặc biệt là nhóm khách hàng trung thành, khách hàng cũ, khách hàng tiềm năng, thậm chí là các cổ đông cũng như chính phủ.

Đối với chiến lược của adidas, họ luôn hướng đến khách hàng, giúp cho mọi người thành công ở mọi thứ họ làm. Không những thế, còn mang lại giá trị biểu tưởng để dễ dàng nhận biết trên thế giới.

Vai trò của nhân sự trong những chiến lược kinh doanh?

Nhân sự của adidas bao gồm: các cổ đông là người lãnh đạo và nhân viên.

Đối với cổ đông, lợi ích mang lại cho họ khi cung cấp vốn cho công ty, các cổ đông sẽ nhận được một tỷ suất sinh lợi trên vốn đầu tư thích hợp.

Đối với nhân viên, nhất là công nhân ở các nhà máy, họ đóng vai trò trung tâm trong các chương trình kinh doanh của adidas. Ở đây, adidas quan tâm đến điều kiện làm việc của công nhân dưới các nhà máy, tiêu chuẩn làm việc đã đủ đảm bảo… Họ đặt ra những thách thức mà người lao động sẽ phải đối mặt như: giờ làm việc, mức lương, môi trường làm việc, tự do hội họp và lao động trẻ em.

Chính vì thế, với mỗi lao động được tuyển dụng vào adidas, họ không chỉ được nhận một mức lương xứng đáng, có môi trường để phát triển mà còn được tham gia vào quá trình đào tạo, mang lại lợi nhuận cho adidas.

Như nhiều tài liệu đã đề cập, chiến lược nhân sự của doanh nghiệp gắn với tầm nhìn sứ mệnh và giá trị cốt lõi. Vậy chiến lược nhân sự của adidas gắn liền sứ mệnh nào? Với sứ mệnh tất cả những sản phẩm mà adidas cung cấp là sản phẩm tốt nhất và hoàn hảo nhất, sứ mệnh xuyên suốt hàng chục năm qua, chính là định hướng cho những người lao động khi muốn vào đây làm việc.

Adidas tập trung vào việc đem lại lợi ích cũng như đảm bảo điều kiện, môi trường làm việc cho người lao động rồi mới hướng tới lợi nhuận trong kinh doanh. Xây dựng đội ngũ nhân sự vững mạnh trước khi tạo ra những sản phẩm cho thế giới.

Bài học từ chiến lược nhân sự của adidas mà các doanh nghiệp học được là gì?

Thông qua chiến lược nhân sự của adidas, các doanh nghiệp chắc hẳn cũng đã nhận ra những lỗ hổng trong quản lý nhân sự của mình.

Để doanh nghiệp được vững mạnh và phát triển, hãy xây dựng những sứ mệnh và lãnh đạo doanh nghiệp của mình thực hiện theo sứ mệnh đó. Tạo ra cho doanh nghiệp của mình một giá trị cốt lõi để làm tiền đề cho những chiến lược kinh doanh về sau.

Trước khi chú ý tới lợi nhuận kinh doanh, hãy đáp ứng nhu cầu của người lao động. Bởi chính họ là những người đầu tiên tạo ra sản phẩm, có những kế hoạch mang sản phẩm ra thế giới. Chất lượng sản phẩm phụ thuộc đầu tiên phụ thuộc vào những người công nhân ở xưởng sản xuất.

Không chỉ adidas mà rất nhiều các thương hiệu lớn trên thế giới hiện nay, đều phát triển nhờ vào việc có một chiến lược nhân sự hoàn chỉnh xuyên suốt quá trình kinh doanh. Chú trọng tới đào tạo nguồn nhân lực bên trong, luôn luôn đổi mới sản phẩm, tìm hiểu nhu cầu của khách hàng là mục tiêu chiến lược mà adidas đã đề ra.

Khi mà những cuộc đua giữa các doanh nghiệp, các thương hiệu ngày càng gay gắt, người lao động sẵn sàng tìm cho mình một bến đỗ tốt thì chính những người lãnh đạo, bản thân văn hóa của doanh nghiệp cũng như môi trường làm việc, điều kiện của doanh nghiệp phải đáp ứng được nhu cầu của họ, trước khi đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Chiến lược nhân sự của adidas chính là bài học mà bạn cần tham khảo cho doanh nghiệp của mình.