Tin Tức 2 Các chiến lược nhân sự và cách lên bảng chiến lược nhân...

Các chiến lược nhân sự và cách lên bảng chiến lược nhân sự

15
Các chiến lược nhân sự và cách lên bảng chiến lược nhân sự

Chiến lược nhân sự có vai trò đặc biệt quan trọng trong mỗi công ty/doanh nghiệp. Chiến lược nhân sự thể hiện tài năng, tư duy của người lãnh đạo. Doanh nghiệp phát triển chắc chắn phải có chiến lược nhân sự đúng đắn. Không có chiến lược phù hợp, sớm muộn cũng thất bại.

Các chiến lược nhân sự và cách lên bảng chiến lược nhân sự

Chiến lược nhân sự là gì?

Chiến lược nhân sự là những kế hoạch là một hệ thống các chính sách và hoạt động nguồn nhân lực được thiết kế cho các nhóm nguồn nhân lực hoặc nhóm công việc cụ thể trong doanh nghiệp nhằm đáp ứng và thực hiện các mục tiêu chiến lược cũng như hiệu quả hoạt động ở cấp độ công việc và tổ chức.

Phân loại nhân sự trong doanh nghiệp

  1. Người hoàn tất
  2. Người điều phối
  3. Người định hình
  4. Người trung hòa
  5. Người tìm kiếm giải pháp
  6. Người hoàn thành
  7. Người giám sát
  8. Người thực hiện

Các chiến lược nhân sự hiệu quả

Dưới đây là một số bí quyết chiến lược nhân sự mà các doanh nghiệp có thể áp dụng!

Gắn liền sứ mệnh với doanh nghiệp

Để thu hút nhân tài, để nhân sự hiểu rõ được giá trị của doanh nghiệp, nhà quản trị cần nâng cao giá trị và sứ mệnh doanh nghiệp. Điều này không chỉ nâng giá trị doanh nghiệp mà còn phản ánh tư duy, tầm nhìn của nhà quản trị. Nếu người lãnh đạo làm tốt điều này, chắc chắn sẽ thu hút được người tài, họ có niềm tin vào một môi trường làm việc mang đến cho họ nhiều cơ hội phát triển bản thân.

Tôn trọng – Lắng nghe nhân viên

Trong một môi trường làm việc rộng lớn như doanh nghiệp, việc xảy ra những mâu thuẫn trong suy nghĩ, quan điểm và cách làm việc là hoàn toàn dễ hiểu. Mỗi người sẽ có một cá tính riêng. Nhà quản trị nên lắng nghe ý kiến của họ, không độc tài gạt phắt đi và cho rằng mình luôn đúng.

Làm như vậy, nhân viên sẽ không nể phục đâu. Nếu bạn biết tôn trọng, biết lắng nghe, chắc chắn họ sẽ cảm thấy bạn là một người sếp đáng tự hào và họ sẽ dồn toàn tâm toàn ý cho doanh nghiệp.

Tương tác hai chiều

Thay vì cấp trên đưa ra ý kiến, đưa ra những chia sẻ, nhà quản trị nên tạo ra sự tương tác hai chiều giữa cấp trên và cấp dưới. Tức là, nhân viên nên có cơ hội chia sẻ những ý kiến, câu chuyện của mình về doanh nghiệp. Điều này sẽ tạo nên sợi dây gắn kết giữa mọi người trong doanh nghiệp và nhân viên với doanh nghiệp.

Ứng dụng công nghệ – kĩ thuật

Trong thời đại 4.0 như hiện nay, không thể áp dụng cách làm việc thủ công. Để tiếp cận với nhiều cái mới, công nghệ phải thực sự tân tiến. Ví dụ, nếu như trước kia, nhà tuyển dụng phải gặp mặt đối chất với ứng viên thì mới có thể biết được hồ sơ, tính cách và quan điểm.

Nhưng nay, nhà tuyển dụng hoàn toàn có thể thực hiện tuyển người qua các trang web, mạng xã hội mà hoàn toàn có thể nắm bắt rõ các thông tin cần thiết. Những nhân viên yêu thích khám phá, tìm tòi cái mới thường rất đề cao những cách thức làm việc mới, sáng tạo.

Cách xây dựng chiến lược nhân sự

Chiến lược nhân sự phụ thuộc vào 3 yếu tố chính: Số lượng – Chất lượng – Chi phí. Dưới đây là ba bước để xây dựng chiến lược nhân sự:

Bước 1: Tổ chức: Mỗi doanh nghiệp cần tổ chức nêu rõ những quy tắc về ứng xử (cấp trên – cấp dưới, đồng nghiệp với nhau); Chính sách sử dụng thiết bị công ty; Quyền lợi nhân viên; Chính sách xử phạt; Cơ chế sa thải….

Khi nhà quản trị doanh nghiệp làm rõ các nguyên tắc trên, nhân viên sẽ hiểu rõ hơn về kỉ luật công ty, tránh xảy ra những thắc mắc trong tương lai.

Bước 2: Thúc đẩy: Để tạo được một môi trường làm việc thoải mái, giữ được người tài, giúp các nhân viên dốc hết sức vì doanh nghiệp thì nhà quản trị cần có mức đãi ngộ, thưởng phạt hợp lí. Tạo điều kiện hết sức có thể cho các nhân viên có thể phát huy hết tài năng của bản thân.

Bước 3: Duy trì: Để giữ mối quan hệ gắn bó giữa cấp trên và cấp dưới, doanh nghiệp cần lắng nghe ý kiến cá nhân của các nhân viên, xây dựng môi trường năng động, sáng tạo mang lại nhiều động lực trong công việc.

Tóm lại

Để lập bảng chiến lược nhân sự cần:

  • Kiểm toán nhân sự: kiểm tra lại các hoạt động nhân sự đang hiện diện của doanh nghiệp.
  • Rà soát số liệu: Xem xét số liệu trong năm cũ, phân tích hiệu quả hoat động hiện tại, đưa ra mục tiêu và kế hoạch cho năm tới.
  • Tìm kiếm, ứng dụng xu hướng mới
  • Tham khảo các lãnh đạo và nhân viên: Tham khảo ý kiến từ những nhân viên, lãnh đạo để có cái nhìn tổng quan hơn.
  • Kết hợp sứ mệnh và tầm nhìn doanh nghiệp: Một doanh nghiệp có tầm nhìn và sứ mệnh riêng sẽ giúp nhân viên an tâm hơn về tính bền vững của doanh nghiệp.

Các chiến lược nhân sự phù hợp sẽ giúp doanh nghiệp ngày càng lớn mạnh hơn. Đòi hỏi nhà quản trị phải thực sự khéo léo và có tư duy sắc bén để đưa doanh nghiệp vươn xa hơn, gắn kết các nhân viên với doanh nghiệp.