Tin Tức 2 Nội dung đáng chú ý trong chiến lược nhân sự của thầy...

Nội dung đáng chú ý trong chiến lược nhân sự của thầy Lê Thẩm Dương

21
Nội dung đáng chú ý trong chiến lược nhân sự của thầy Lê Thẩm Dương

Giáo sư tiến sĩ Lê Thẩm Dương chắc hẳn đã quá quen mặt với những ai đang làm trong ngành nghề kinh doanh, đặc biệt là làm việc trong môi trường của các doanh nghiệp. Với những kinh nghiệm được chia sẻ, chiến lược nhân sự Lê Thẩm Dương được nhiều người quan tâm.

Nội dung đáng chú ý trong chiến lược nhân sự của thầy Lê Thẩm Dương

Tìm hiểu về GS.TS Lê Thẩm Dương

Lê Thẩm Dương quê gốc tại thành phố cảng Hải Phòng. Ông tốt nghiệp cử nhân ngành tín dụng của Khoa Ngân hàng, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân. Sau khi tốt nghiệp cử nhân, ông học lên thạc sĩ, tiến sĩ về tín dụng. Ông thường xuất hiện trong những diễn đàm về kinh doanh, tâm lí con người,… mang lại nhiều bài học lí thú cho người nghe.

Nội dung đáng chú ý trong chiến lược nhân sự của thầy Lê Thẩm Dương

Bài giảng chiến lược nhân sự của thày Lê Thẩm Dương

Chiến lược nhân sự là hệ thống chính sách và các hoạt động nguồn nhân lực  nhằm đáp ứng và thực hiện mục tiêu chiến lược hiệu quả. Doanh nghiệp có thành công hay không ảnh hưởng rất nhiều bởi chiến lược nhân sự. Trong bài giảng của GS.TS Lê Thẩm Dương có đề cập tới ba vấn đề sau:

  • Số lượng: Trước khi dùng người, bạn phải có đủ nhân sự
  • Cơ cấu nhân sự: Điều chuyển nhân sự phải phù hợp
  • Mỗi cơ cấu: Đảm bảo tính phù hợp

Bài giảng chiến lược dùng người

Tài năng của nhà lãnh đạo thể hiện ở khả năng lãnh đạo con người. Để có chiến lược dùng người tốt cần đảm bảo 4 yếu tố sau:

  • Số lượng và chất lượng nhân sự: Nhân sự nên đủ, không thừa không thiếu. Chất lượng phải đảm bảo hoàn thành tốt những nhiệm vụ được giao. Bồi dưỡng trau dồi những mặt còn thiếu sót.
  • Chi phí: Nhà quản trị cần đảm bảo sự ổn định trong chi phí thực hiện kế hoạch và trả lương nhân sự. Nếu nảy sinh quá nhiều chi phí phụ có thể dẫn đến lãng phí, thậm chí phá sản doanh nghiệp. Nếu không đảm bảo chi phí cho nhân viên, khoản tiền quá ít dễ dẫn đến sự nản chí.
  • Tương tác hai chiều: Để tạo sợi dây kết nối giữa cấp trên với cấp dưới, nhân viên với nhân viên cần phải tăng quá trình tương tác với nhau.

Tạo sự hứng khởi để tăng hiệu suất làm việc của nhân viên

Chế độ thưởng phạt, đãi ngộ nhân viên một cách hợp lí chính là bí quyết để tăng năng suất làm việc của nhân viên:

    • Môi trường làm việc mở: Có nhiều nhân viên thích làm việc trong môi trường mở để có nhiều cơ hội tiếp cận khách hàng và phát triển kĩ năng của bản thân. Nhà quản trị nên linh hoạt, không nên quá cứng nhắc trong việc này. Nếu tạo được sự hứng thú trong công việc, họ mới có thể hết lòng vì doanh nghiệp.
    • Lắng nghe ý kiến nhân viên: Nhà quản trị nên tạo cơ hội để nhân viên có thể đưa ra ý kiến đóng góp cá nhân, lắng nghe và thấu hiểu nhân viên nhiều hơn. Nhân viên sẽ có cảm giác mình được tôn trọng và đón nhận ý kiến.
    • Khen ngợi nhân viên: Với những nhân viên luôn cố gắng, tích cực trong công việc, nhà quản trị nên nhìn nhận và khen ngợi sự nỗ lực của họ, khen đúng lúc, đúng chỗ và đúng mực.
    • Thăng chức: Chức vụ được lên cao là biểu hiện cho tài năng và cố gắng. Thăng chức phải tỉ lệ thuận với công trạng. Những người mang lại nhiều thành tựu cho doanh nghiệp cần được tuyên dương và thăng chức.
  • Tạo môi trường làm việc công bằng – văn minh – an toàn.

Trên đây là 3 nội dung đáng nhớ trong bài giảng về chiến lược nhân sự của GS.TS Lê Thẩm Dương. Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp nên tham khảo và áp dụng một cách linh hoạt nhất.

Tầm quan trọng của chiến lược nhân sự

  • Quản trị nhân sự là khởi điểm cho mọi hoạt động doanh nghiệp: Một doanh nghiệp dù quy mô lớn hay nhỏ thì con người vẫn là yếu tố làm nên sự thành công của doanh nghiệp. Hiệu suất làm việc, thái độ làm việc, kết quả công việc, thành tựu đạt được đều do con người tạo ra.
  • Yếu tố quyết định kết quả công việc: Chiến lược nhân sự sẽ kiểm soát số lượng và chất lượng nhân sự. Chiến lược phải được đề ra đúng đắn và phù hợp thì doanh nghiệp mới có thể tồn tại và phát triển lâu dài.
  • Tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp: Chất xám, kinh nghiệm và tri thức của nhân sự quyết định sự cạnh tranh của doanh nghiệp. Để nhân viên có thể tận tụy và gắn bó lâu dài với doanh nghiệp, doanh nghiệp phải tạo được môi trường làm việc cuốn hút và thoải mái.
  • Đảm bảo tính tổ chức – kỷ luật cho doanh nghiệp: Nhà quản trị phải khéo léo để tạo sợi dây gắn bó giữa mọi người trong doanh nghiệp với nhau, đẩy mạnh tốc độ và hiệu quả làm việc.
  • Khiến nhân viên nể phục: Những nhân viên có cá tính mạnh thường bị thuyết phục bởi một nhà lãnh đạo tài ba, tâm lí và có chiến lược nhân sự tốt. Khi nhận được sự quan tâm, lắng nghe từ cấp trên, họ sẽ tận tâm tận lực vì sự phát triển của doanh nghiệp.

Thông qua nội dung bài giảng về chiến lược lược nhân sự của giáo sư – tiến sĩ Lê Thẩm Dương, hi vọng mỗi nhà quản trị sẽ có những hướng đi đúng đắn cho sự phát triển của doanh nghiệp mình.