Tin Tức 2 Tầm quan trọng của chiến lược phát triển nhân sự

Tầm quan trọng của chiến lược phát triển nhân sự

18
Tầm quan trọng của chiến lược phát triển nhân sự

Một doanh nghiệp phát triển lớn mạnh phải có sự thống nhất, gắn bó, kết nối giữa cấp trên và cấp dưới. Để hiểu hơn về tầm quan trọng của chiến lược phát triển nhân sự, chúng tôi sẽ cập nhật những thông tin chia sẻ dưới đây. Mời các bạn cùng tiếp tục theo dõi!

Tầm quan trọng của chiến lược phát triển nhân sự

Chiến lược phát triển nhân sự

Chiến lược phát triển nhân sự chính là chìa khóa cho sự thành công của doanh nghiệp. Dưới đây là 4 bí quyết để thiết lập chiến lược phát triển nhân sự hoàn chỉnh:

  • Thiết lập tư duy phát triển: Doanh nghiệp nên dành sự đầu tư phát triển cá nhân gắn với mục tiêu  của doanh nghiệp để đẩy cao giá trị doanh nghiệp.
  • Quản lí hiệu suất liên tục và phản hồi thường xuyên: Sự tương tác giữa cấp trên với cấp dưới, nhân viên với nhân viên sẽ giúp họ cảm nhận được giá trị và sự gắn bó đối với doanh nghiệp.
  • Hoạch định kế nhiệm và lãnh đạo: Điều này giúp cho doanh nghiệp chủ động hơn trong công việc và tạo nên hệ thống làm việc hiệu suất cao.
  • Cập nhật quy trình tuyển dụng thường xuyên: Tuyển dụng sáng tạo, hấp dẫn sẽ thu hút được nhiều ứng viên tiềm năng cho doanh nghiệp.

Tầm quan trọng của chiến lược phát triển nhân sự

  • Quản trị nhân sự là khởi điểm cho mọi hoạt động doanh nghiệp

Con người là yếu tố cốt lõi tạo nên giá trị của một doanh nghiệp. Dù doanh nghiệp đó có quy mô hoạt động lớn hay nhỏ thì việc quản trị nhân sự cũng vô cùng quan trọng. Hiệu suất làm việc có cao hay không, kết quả đạt được ra sao, thành tựu như thế nào,… đều là do con người nắm bắt. Để làm được điều đó, mỗi doanh nghiệp cần có cho mình những chiến lược  nhân sự riêng.

  • Yếu tố quyết định kết quả công việc

Chiến lược quản trị nhân sự bao gồm số lượng và chất lượng (đào tạo, phát triển, đánh giá,…). Kết quả làm việc có đạt hiệu quả cao hay không bị ảnh hưởng lớn bởi yếu tố nhân sự. Vì vậy, mỗi khi doanh nghiệp có thất bại, điều đầu tiên mà người ta nhắc tới là nhà quản trị có chiến lược phát triển chưa đúng đắn và chưa quản trị tốt nguồn nhân sự.

  • Tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp

Đây là một trong những lí do người có nhiều kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn khi đi xin việc luôn nhận được một mức lương hậu hĩnh. Những doanh nghiệp có tiếng trên thị trường luôn đòi hỏi đội ngũ nhân viên phải có chuyên môn và tay nghề cao. Chất xám, kinh nghiệm và tri thức quyết định sự cạnh tranh của doanh nghiệp.

Tuy nhiên nếu nhà quản trị doanh nghiệp đó không thể tạo ra một sự tin cậy và thu hút, những nhân viên tiềm năng không được phát huy hết giá trị của bản thân, cơ hội làm việc thấp sẽ không thể khiến cho họ có sự tận tụy và gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.

  • Đảm bảo tính tổ chức – kỷ luật cho doanh nghiệp

Phát triển và quản trị nhân sự tốt sẽ là tiền đề cho sự cố gắng của nhân viên. Họ sẽ nhìn vào đó để làm việc, tạo nên tổ chức kỉ luật cao. Nếu quản trị nhân sự không tốt, tập thể đó sẽ thiếu tính kỉ luật, năng suất làm việc giảm.

Trong một tập thể, mỗi người sẽ có những tính cách, quan điểm và lối sống khác nhau. Có người chấp nhận, có người lại nổi loạn. Lúc này, nhà quản trị phải thực sự khéo léo. Nếu nhà quản trị biết cách tạo ra sợi dây kết nối giữa mọi người với nhau, chắc chắn các nhân viên sẽ tận tâm dốc sức làm việc, tạo nên đội ngũ lao động đầy nhiệt huyết và đoàn kết cho doanh nghiệp.

  • Khiến nhân viên nể phục

Việc nhà quản trị thể hiện tốt vai trò, trách nhiệm của mình giống như một tấm gương sáng cho các nhân viên noi theo. Đặc biệt với những nhân viên có cá tính mạnh, nếu chiến lược đúng đắn, cho họ thể hiện và khẳng định giá trị của bản thân, chắc chắn họ sẽ là một trong những cánh tay đắc lực cho bạn.

Hậu quả của chiến lược phát triển nhân sự không đúng đắn

  • Uy tín doanh nghiệp bị giảm sút nghiêm trọng: Nếu nhân sự không được đào tạo một cách bài bản, chuyên nghiệp, một cá nhân bất cẩn như con sâu làm rầu nồi canh, mọi công sức cố gắng của doanh nghiệp bị đổ sông đổ bể.
  • Chất lượng làm việc nhóm giảm: Sai lầm của một cá nhân có thể khiến cả tập thể gánh chịu. Nếu tình trạng diễn ra liên tiếp và trong một khoảng thời gian dài sẽ làm giảm sút tinh thần làm việc tập thể.
  • Gây ách tắc công việc: Một nhân viên yếu kém, chậm tiến độ sẽ khiến công việc bị gián đoạn, ảnh hưởng tới lợi ích tập thể.
  • Tốn kém nguồn nhân lực, thời gian và chi phí đào tạo: Nếu bạn không có một kế hoạch, chiến lược rõ ràng cho việc tuyển dụng và phát triển nhân sự, rất khó có thể thúc đẩy các dự án của doanh nghiệp, vừa mất thời gian, vừa tốn tiền bạc.

Trên đây là những chia sẻ về tầm quan trọng của chiến lược phát triển nhân sự để bạn có những định hướng rõ ràng cho sự phát triển của doanh nghiệp. Con người chính là cốt lõi cho hoạt động quản trị.