Trong mỗi một lĩnh vực kinh doanh, đặc biệt là lĩnh vực bán hàng, rất cần thiết xây dựng một hệ thống sao cho phù hợp với loại hình kinh doanh của doanh nghiệp nhất. Bởi khi xây dựng được một hệ thống bán hàng bán sẽ biết mình phải làm gì trước tiên, mọi thứ rõ ràng, ít xảy ra khả năng thất bại hơn và điều này đặc biệt rần cần thiết đối với những người mới bước vào lĩnh vực kinh doanh. Vậy hãy cùng chúng tôi tìm hiểu 10 bước xây dựng hệ thống bán hàng nhanh chóng.
Bước 1: Xác định thị trường mục tiêu
Đây là một bước nền tảng đầu tiên khi xây dựng hệ thống bán hàng. Bắt buộc bạn phải xác định chính xác thì các hướng đi sau này của bạn mới đúng đắn và dẫn đến thành công. Để xác định được thị trường mục tiêu một cách an toàn nhất, bạn nên chú ý xem đối tượng người tiêu dùng nào hay sử dụng sản phẩm tương tự như vậy, nghiên cứu về sở thích của từng đối tượng đó. Từ đó đưa ra quyết định và chọn cho doanh nghiệp của mình thị trường mục tiêu phù hợp nhất.
Nếu như là người mới bước vào nghề bạn không nên quá mạo hiểm lựa chọn thị trường khác lạ chỉ với một suy nghĩ có thể “tạo nên làn sóng mới” thì bạn hoàn toàn sai lầm.
Bước 2: Thông điệp
Bạn nên chuẩn bị cho doanh nghiệp của mình một số những yêu cầu cơ bản để giúp người tiêu dùng nhớ đến sản phẩm của bạn. Có thể bằng cách đưa ra một vài thông tin ngắn gọn về: tên sản phẩm/ dịch vụ, slogan, tính năng sản phẩm, lợi ích khi sử dụng. Đây chính là những điều mà người tiêu dùng quan tâm nhất.
Đưa ra cho doanh nghiệp của mình những thông tin ngắn gọn và xúc tích không chỉ giúp người tiêu dùng chú ý đến sản phẩm nhanh hơn mà khi cần họ đều nghĩ tới sản phẩm của mình đầu tiên – đó chính là cái khó nhất.
Bước 3: Kênh tiếp cận khách hàng
Sau 2 bước trên, để xây dựng hệ thống bán hàng rất cần đến bước thứ ba – các cách tiếp cận khách hàng.
Có vô vàn cách mà bạn có thể tiếp cận khách hàng, mỗi một sản phẩm/ dịch vụ lại có cách tiếp cận khác nhau. Một vài cách tiếp cận truyền thống như: phát tờ rơi; hội thảo; tiếp thị,.. Những cách này hầu hết đều cần đến sức lao động nhưng hiệu quả lại không cao bởi hiện nay họ thường xem điều này là hình thức quảng cáo “vớ vẩn”.
Một vài cách tiếp cận online như: các mạng xã hội: facebook (group, livestream, fanpage,…) , instagram, youtube, gmail,… tiếp cận qua kết quả tìm kiếm trên google,… Đây là những cách làm phổ biến và mang lại hiệu quả cao hơn bởi ngày nay ai ai cũng dùng internet không chỉ giải trí mà còn làm việc, trao đổi, nắm bắt thông tin,…
Bước 4: Tạo danh sách khách hàng tiềm năng
Sau khi đã tiếp cận được khách hàng thành công, bước tiếp theo này sẽ giúp bạn thấy được lợi ích khi xây dựng quy trình bán hàng. Khách hàng tiềm năng là gì? Chính là những người tiêu dùng có nhu cầu, vấn đề thắc mắc cần giải đáp và có đủ khả năng chi trả cho sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp.
Khách hàng tiềm năng chính là cầu nối giúp bạn mở rộng thị trường đến với người tiêu dùng quanh khu vực đó.
Bước 5: Xây dựng niềm tin
Có đến 80% khách hàng thích mua đi mua lại những sản phẩm từ một doanh nghiệp quen, dù họ có mua ở đâu thì vẫn quay lại chính nơi bạn – đây chính là bước khó nhất trong việc xây dựng hệ thống bán hàng.
Bạn có thể xây dựng niềm tin cho họ bằng chất lượng sản phẩm là cách đơn giản nhất. Bên cạnh đó còn có cách giao tiếp với khách hàng, giá cả những như cơ sở vật chất,..
Bước 6: Bán hàng
Khi bạn đã tạo dựng được niềm tin với khách hàng thì đây là bước hết sức đơn giản. Sau 5 bước trên bạn thực hiện chỉ để làm nền tảng cho bước 6 là chủ yếu. Tuy nhiên đừng nghĩ đã là khách hàng tiềm năng thì bạn muốn bán sao cũng được, hãy cân nhắc sao cho phù hợp và luôn giữ thái độ hòa nhã nhất có thể.
Bước 7: Tạo trải nghiệm cho khách hàng
Bằng chất lượng của sản phẩm/ dịch vụ mà bạn đưa ra, hãy đảm bảo họ có một trải nghiệm tốt nhất. Điều này không chỉ giúp bạn tạo được niềm tin với họ mà còn giúp sản phẩm của bạn đi nhiều nơi hơn.
Bước 8: Xây dựng câu chuyện thành công
Một nhà kinh doanh thành công là người có thể giúp cho sản phẩm của mình vượt xa trí tưởng tượng của khách hàng theo chiều hướng tích cực. Sau khi họ cảm thấy hài lòng với sản phẩm của doanh nghiệp mình, đừng quên xin lại những câu chuyện đó như một minh chứng cho sự thành công của bạn mà cũng giúp doanh nghiệp tạo được uy tín hơn.
Bước 9: Chăm sóc sau bán hàng
Đây là một bước khi xây dựng hệ thống bán hàng mà khá nhiều doanh nghiệp bỏ lỡ. Việc chăm sóc khách hàng sau khi bán bằng những câu hỏi: có ưng ý với sản phẩm không, có thiếu sót gì không,…. Việc này giúp thể hiện doanh nghiệp bạn rất chuyên nghiệp mà còn có thể giúp bạn có những lời khuyên tốt hơn cho sản phẩm – không nhận xét nào khách quan bằng lời người trải nghiệm sản phẩm.
Bước 10: Tăng lượng hàng quay trở lại
Nếu như bạn làm tốt tất cả những bước trên theo một trình tự thì đến bước này, việc của bạn chỉ là tạo một vài chương trình tri ân nhỏ để thúc đẩy sự quay lại của khách hàng. Ví dụ: tặng voucher giảm giá 30% cho khách hàng sử dụng bất kỳ một sản phẩm nào của công ty trong lần thứ 3.
Với 10 bước xây dựng hệ thống bán hàng được chia sẻ trên, hy vọng bạn có nhiều sự thuận lợi trong kinh doanh!