Chi phí Lương Cách tính lương theo hệ số chi tiết nhất

Cách tính lương theo hệ số chi tiết nhất

76
Cách tính lương theo hệ số chi tiết nhất

Tiền lương luôn là một trong những vấn đề nóng hổi mà người lao động quan tâm. Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn đọc cách tính lương theo hệ số chi tiết nhất. Mời bạn đọc tham khảo.

Cách tính lương theo hệ số chi tiết nhất

Hệ số lương là gì?

Trước hết hãy tìm hiểu hệ số lương là gì? Hệ số lương là con số thể hiện sự chênh lệch tiền lương giữa các mức lương theo ngạch, theo bậc lương và mức lương tối thiểu. Hệ số lương là cơ sở để tính lương cho công chức, cán bộ nhà nước đồng thời cũng dùng để tính lương cơ bản và các chế độ như chế độ xin nghỉ phép, chế độ bảo hiểm xã hội cho người lao động trong doanh nghiệp. Hệ số lương của cán bộ công chức làm việc trong các nhóm ngành khác nhau thì khác nhau.

Cách tính lương theo hệ số

Tiền lương công chức được tính khác với cách tính lương trả cho người lao động trong doanh nghiệp. Tiền lương công chức được tính dựa vào mức lương cơ sở, hệ số lương và các khoản phụ cấp.

Công thức tính lương theo hệ số như sau:

Mức lương = Mức lương cơ sở x Hệ số lương hiện hưởng

Mức lương cơ sở

Theo Nghị định số 38/2019/NĐ-CP và Nghị quyết số 86/2019/QH14, mức lương cơ sở sẽ thay đổi như sau:

+ Từ 01/01/2020 đến 30/6/2020: mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng/tháng.

+ Từ 01/7/2020 đến 31/12/2020: mức lương cơ sở là 1.600.000 đồng/tháng.

Tuy nhiên, để khắc phục tác động của dịch Covid-19, Quốc hội ra Nghị quyết 122/2020/QH14 về việc chưa điều chỉnh mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức từ ngày 01/7/2020. Như vậy, hiện nay mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức vẫn ở mức 1.490.000 đồng/tháng.

Theo đó, lương của cán bộ công chức được tính như sau:

Mức lương = 1.490.000 đồng x Hệ số lương hiện hưởng

Hệ số lương của công chức

Bảng hệ số lương của công chức được thể hiện ở bảng sau:

STT

Nhóm ngạch

Bậc 1 Bậc 2 Bậc 3 Bậc 4 Bậc 5 Bậc 6 Bậc 7 Bậc 8 Bậc 9 Bậc 10 Bậc 11 Bậc 12
1 Công chức loại A3
a Nhóm 1 (A3.1)
Hệ số lương 6.2 6.56 6.92 7.28 7.64 8
b Nhóm 2 (A3.2)
Hệ số lương 5.75 6.11 6.47 6.83 7.19 7.55
2 Công chức loại A2
a Nhóm 1 (A2.1)
Hệ số lương 4.4 4.74 5.08 5.42 5.76 6.1 6.44 6.78
b Nhóm 2 (A2.2)
Hệ số lương 4 4.34 4.68 5.02 5.36 5.7 6.04 6.38
3 Công chức loại A1
Hệ số lương 2.34 2.67 3 3.33 3.66 3.99 4.32 4.65 4.98
4 Công chức loại A0
Hệ số lương 2.1 2.41 2.72 3.03 3.34 3.65 3.96 4.27 4.58 4.89
5 Công chức loại B
Hệ số lương 1.86 2.06 2.26 2.46 2.66 2.86 3.06 3.26 3.46 3.66 3.86 4.06
6 Công chức loại C
a Nhóm 1 (C1)
Hệ số lương 1.65 1.83 2.01 2.19 2.37 2.55 2.73 2.91 3.09 3.27 3.45 3.63
b Nhóm 2 (C2)
Hệ số lương 1.5 1.68 1.86 2.04 2.22 2.4 2.58 2.76 2.94 3.12 3.3 3.48
c Nhóm 3 (C3)
Hệ số lương 1.35 1.53 1.71 1.89 2.07 2.25 2.43 2.61 2.79 2.97 3.15 3.33

Theo đó, công chức ở chức vụ nào thì áp dụng hệ số lương theo đúng chức vụ đó.

Các loại phụ cấp

Hiện nay công chức cán bộ được hưởng một số loại phụ cấp như: phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp kiêm nhiệm chức năng lãnh đạo, phụ cấp khu vực, phụ cấp đặc biệt và các loại phụ cấp khác. Mức phụ cấp cho cán bộ, công chức được xác định như sau:

*Với các khoản phụ cấp tính theo lương cơ sở:

Mức phụ cấp = Mức lương cơ sở x Hệ số phụ cấp hiện hưởng

*Với các khoản phụ cấp tính theo % mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung:

Mức phụ cấp = (Mức lương + Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo + Mức phụ cấp thâm niên vượt) khung x Tỷ lệ % phụ cấp được hưởng

Phụ cấp thâm niên vượt khung

Phụ cấp thâm niên vượt khung là loại phụ cấp áp dụng cho cán bộ công chức đã đạt bậc lương cao nhất nhưng vẫn làm việc tại cơ quan, đơn vị. Cách tính phụ cấp này như sau:

– Với cán bộ, công chức đang áp dụng mức lương theo ngạch từ A0 đến A13 và đang đảm nhiệm các chức danh trong ngành Tòa án và Kiểm sát thì:

+ Ba năm đầu vượt khung bằng mức lương hiện hưởng nhân với 5%.

+ Sau đó cứ mỗi năm tăng thêm cộng thêm 1% .

– Với cán bộ, công chức đang áp dụng mức lương theo ngạch B, ngạch C, nhân viên thừa hành, phục vụ thì:

+ Hai năm đầu vượt khung bằng mức lương hiện hưởng nhân với 5%.

+Sau đó cứ mỗi năm tăng thêm cộng thêm 1%.

– Với cán bộ, công chức bị cơ quan xét không hoàn thành nhiệm vụ hoặc đang chấp hành quyết định xử lý kỷ luật dưới các hình thức khiển trách hoặc cảnh cáo thì thời gian hưởng phụ cấp này kéo dài thêm 6 tháng. Lưu ý: với cán bộ, công chức bị giáng chức hoặc cách chức thì thời gian hưởng phụ cấp này kéo dài thêm 12 tháng.

Phụ cấp kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo

Loại phụ cấp này áp dụng cho các đối tượng kiêm nhiệm nhiều chức danh hoặc cho đối tượng đang đảm nhiệm các chức vụ lãnh đạo của cơ quan.

Phụ cấp khu vực

Loại phụ cấp này áp dụng cho các đối tượng là cán bộ, công chức đang làm việc tại các đơn vị, địa bàn vùng sâu vùng xa và điều kiện sống khó khăn.

Phụ cấp đặc biệt

Phụ cấp này áp dụng cho các đối tượng là cán bộ, công chức nằm trong các khu vực có điều kiên khó khăn và các đối tượng này làm việc ở các vùng hải đảo, biên giới.

Các loại phụ cấp khác

Ngoài ra còn có một số loại phụ cấp như:

– Phụ cấp thu hút.

– Phụ cấp lưu động.

Phụ cấp độc hại, nguy hiểm.

Trên đây là cách tính lương theo hệ số chi tiết nhất cho cán bộ, công chức. Lương tính cho cán bộ công chức khác với lương tính cho người lao động trong doanh nghiệp. Hy vọng bài viết này đã đem lại thông tin hữu ích cho bạn đọc. Chúc các bạn thành công.