Kinh nghiệm Cách xây dựng chiến lược quản lý nhân sự hiệu quả

Cách xây dựng chiến lược quản lý nhân sự hiệu quả

17
Cách xây dựng chiến lược quản lý nhân sự hiệu quả

Nhân sự đóng vai trò vô cùng quan trọng ở trong doanh nghiệp. Nhân sự phải đảm bảo chất lượng thì doanh nghiệp mới có thể phát triển được. Vì thế mà các nhà lãnh đạo cần phải tự mình xây dựng chiến lược quản lý nhân sự hiệu quả. Như vậy mới có thể đảm bảo được tốc độ phát triển ở trong doanh nghiệp.

Cách xây dựng chiến lược quản lý nhân sự hiệu quả

Khái niệm về chiến lược nhân sự

Chiến lược nhân sự được hiểu là một hệ thống những chính sách, bao gồm có cả những hoạt động nguồn nhân lực được thiết kế riêng biệt dành riêng cho các nhân lực và các nhóm công việc ở trong doanh nghiệp. Mục đích cuối cùng của chiến lược nhân sự đó chính là để đáp ứng thực hiện những mục tiêu chiến lược ở những cấp độ và tổ chức của doanh nghiệp.

Các bước xây dựng chiến lược nhân sự hiệu quả

Phân tích ngành của doanh nghiệp

Đối với các nguồn nhân lực trong doanh nghiệp, điều cần thiết đó chính là phải hiểu được những xu hướng thay đổi của ngành. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc dự báo những yếu tố trong lĩnh vực ngành.

Một trong những vấn đề chính ở trong ngành cần phải phân tích không thể thiếu xu hướng tăng trưởng của ngành. Bên cạnh đó cũng cần phải xác định được thị hiếu của khách hàng và cả sự phân hóa thị trường. Những xu hướng cạnh tranh của các đối thủ cùng với lĩnh vực của mình cần nắm bắt rõ ràng.

Đối với xu hướng tăng trưởng của ngành đóng vai trò quan trọng tới việc ảnh hưởng của sự thiếu hụt hoặc việc công ty sẽ bị dư thừa nhân lực ở trong tương lai. Đặc biệt đối với những ngành có tốc độ phát triển tăng trưởng cao, nhu cầu về nhân lực càng ngày càng tăng lên, dẫn đến việc cạnh tranh gay gắt ở trên thị trường lao động.

Đối với xu hướng thị hiếu của khách hàng sẽ được đặt ra những yêu cầu về vấn đề điều chỉnh quy mô kinh doanh. Khi có những sự thay đổi này, ngay lập tức sẽ đặt ra những yêu cầu và kỹ năng mới của đội ngũ nhân viên.

Thực hành phân tích chiến lược, giá trị cốt lõi của doanh nghiệp

Bạn có thể hiểu chiến lược nhân sự còn được coi như một loại công cụ để thực hiện những chiến lược kinh doanh ở trong doanh nghiệp. Hoặc nó sẽ có vai trò thực hiện hóa những định hướng hay mục tiêu của doanh nghiệp.

Định hướng chiến lược của doanh nghiệp

Khi doanh nghiệp bắt đầu xây dựng chiến lược quản lý nhân sự hiệu quả, cần phải nắm rõ những vấn đề như sau:

  • Mục tiêu của chiến lược là gì
  • Định hướng của chiến lược để phát triển doanh nghiệp
  • Những lĩnh vực mà doanh nghiệp sẽ kinh doanh
  • Phạm vi kinh doanh của doanh nghiệp như thế nào?
  • Lợi thế cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp
  • Năng lực cốt lõi và cả lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp ở trong thời gian sắp tới.

Quy trình kinh doanh cốt lõi và chuỗi giá trị của doanh nghiệp

Mỗi doanh nghiệp sẽ chuyên kinh doanh ở một ngành và do đặc thù của ngành, các doanh nghiệp sẽ có những chiến lược kinh doanh khác nhau. Vậy nên chuỗi giá trị của mỗi doanh nghiệp cũng đều có những sự biến động khác nhau. Những hoạt động cốt lõi và cả quy trình kinh doanh của doanh nghiệp chính là sự khác biệt.

Chuỗi giá trị của doanh nghiệp chính là tập hợp của những hoạt động của những doanh nghiệp vận hành ở trong một ngành cụ thể nào đó. Mục đích chính là để cung cấp các sản phẩm và dịch vụ đến cho khách hàng.

Khi doanh nghiệp đã xác định được những yếu tố trên một cách rõ ràng, doanh nghiệp hoàn toàn có thể phát triển thêm những chiến lược cụ thể. Bên cạnh đó có thể phát triển thêm những nhóm nguồn nhân lực của doanh nghiệp.

Tiến hành phân loại những nhóm nhân lực quan trọng

Một doanh nghiệp sẽ có nhiều chiến lược kinh doanh và mỗi chiến lược kinh doanh đều yêu cầu những năng lực khác nhau. Vì thế mà các nhóm nhân sự ở trong doanh nghiệp đều có những yêu cầu khác nhau, năng lực cũng như kinh nghiệm sẽ yêu cầu không giống nhau.

Trong quá trình xây dựng chiến lược quản lý nhân sự hiệu quả, doanh nghiệp[ cần phải thiết kế những chính sách nguồn nhân lực khác nhau. Mỗi nhóm nhân lực sẽ có một chính sách sử dụng nguồn nhân lực riêng biệt. Tuy nhiên nhà lãnh đạo cần phải đảm bảo rằng những chiến lược sử dụng nhân sự này thực sự phù hợp với những yêu cầu và đề xuất từ bên phía chiến lược kinh doanh.

Hiện nay, khi các nhà quản trị xây dựng chiến lược quản lý nhân sự hiệu quả, thường sẽ sử dụng ma trận giá trị của Lepak và Snell. Khi sử dụng mô hình này vào việc xây dựng quản lý nhân sự, những nguồn lực ở trong doanh nghiệp sẽ được phân theo nhóm dựa trên những thuộc tính giá trị đóng góp vào trong chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, những nguồn lực và mức độ của các kiến thức cũng như kỹ năng đều sẽ được chuyên môn hóa. Hoặc nó cũng sẽ được gắn liền với các đặc thù của doanh nghiệp. Mỗi nhóm nguồn nhân lực ở trong doanh nghiệp sẽ có sự đóng góp vào trong các chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp bằng các hoạt động chính. Bên cạnh đó nó cũng trực tiếp đóng góp vào những lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.