Hàng tồn kho Hạch toán hàng tồn kho 2 Phương pháp chính để hạch toán hàng tồn kho

2 Phương pháp chính để hạch toán hàng tồn kho

2106

Dư thừa hay thiếu hụt hàng tồn kho đều khiến cho doanh nghiệp gặp phải những thiệt hại, phát sinh không mong muốn. Do đó, hạch toán hàng tồn kho sao cho hiệu quả là một bài toán nan giải đối với doanh nghiệp bởi không chỉ cần có sự chính xác trong khâu vận hành mà còn phải bao gồm cả chiến lược phân tích rõ ràng, kỹ lưỡng trong khâu quản lý. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu 2 phương pháp hạch toán hàng tồn kho thường được sử dụng nhiều nhất trong các doanh nghiệp Việt Nam. Đó là phương pháp kê khai thường xuyên và phương pháp kiểm kê định kỳ.

I. Phương pháp hạch toán kê khai thường xuyên

1. Kê khai thường xuyên là gì?

Đây là một phương pháp được sử dụng khi số lượng nguyên vật liệu lớn, đòi hỏi phải liên tục theo dõi và cập nhật một cách có hệ thống về tình hình nhập, xuất hay tồn vật tư, hàng hóa trên sổ kế toán.

Các doanh nghiệp ưa chuộng sử dụng phương pháp kê khai này thường thuộc lĩnh vực sản xuất như công nghiệp, xây lắp,.. và lĩnh vực thương nghiệp kinh doanh các mặt hàng giá trị lớn như máy móc, thiết bị, hàng chất lượng cao,…

 

Kê khai thường xuyên

 

Công thức tính:

Giá trị hàng tồn kho cuối kỳ = Giá trị hàng tồn kho đầu kỳ + Trị giá hàng tồn kho nhập trong kỳ – Trị giá hàng tồn kho xuất trong kỳ

Chính vì tính chất thường xuyên phản ánh nên tại bất kỳ thời điểm nào, giá trị và số lượng hàng tồn kho cũng có thể nhanh chóng được xác định. Do vậy, cách hạch toán này sẽ tạo thuận lợi cho doanh nghiệp quản lý và sắp xếp, điều chỉnh hàng hóa cho phù hợp với nhu cầu cũng như kịp thời xử lý những sự cố bất ngờ phát sinh.

2. Cách hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên

Khi hạch toán hàng tồn kho chủ yếu phải quan tâm đến việc tăng hoặc giảm số luợng hàng hóa có trong kho để điều chỉnh sao cho phù hợp.

2.1. Hạch toán tổng hợp tăng nguyên vật liệu

Hạch toán tăng nguyên vật liệu2.2 Hạch toán tổng hợp giảm nguyên vật liệu

Hạch toán giảm nguyên vật liệuII. Phương pháp hạch toán kiểm kê định kỳ

1. Kiểm kê định kỳ là gì?

Không giống như kê khai thường xuyên, việc hạch toán trong phương pháp kiểm kê định kỳ chỉ được thực hiện dựa trên kết quả kiểm kê vào đầu và cuối kỳ.  Phương pháp này dựa theo kết quả kê khai thực tế để cập nhật giá trị tồn kho cuối kỳ của hàng hóa trên sổ kế toán, từ đó có thể tính được giá trị hàng hóa xuất ra sau mỗi kỳ.

Kiểm kê định kỳ

Công thức tính:

Trị giá hàng xuất kho trong kỳ = Trị giá hàng tồn kho đầu kỳ + Tổng trị giá hàng nhập kho trong kỳ – Trị giá hàng tồn kho cuối kỳ

Các doanh nghiệp có nhiều hàng hóa với chủng loại, mẫu mã khác nhau, hàng hóa không có giá trị cao hoặc hàng được xuất để bán hay dùng thường xuyên,… thường sẽ áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ này. Bởi ưu điểm đơn giản, nhanh gọn nên áp dụng phương pháp này sẽ giúp công việc hạch toán trở nên nhẹ nhàng, dễ dàng hơn nhiều cho doanh nghiệp mỗi khi đến kỳ kiểm kê.

2. Cách hạch toán theo phương pháp kiểm kê định kỳ

Hạch toán tồn kho bằng kiểm kê định kỳ

III. Cách lựa chọn phương pháp hạch toán hàng tồn kho cho doanh nghiệp

Có một điều các doanh nghiệp cần lưu ý là chỉ được áp dụng một trong hai phương pháp hạch toán nêu trên chứ không thể áp dụng cả hai cùng một lúc. Vì vậy, khi lựa chọn phương pháp nào có lợi nhất cho doanh nghiệp cần phải lưu ý những điều sau đây:

  1. Mô hình doanh nghiệp phải được xác định một cách chính xác, từ đó mới quyết định được cách hạch toán nào nên sử dụng.
  2. Phương pháp kê khai thường xuyên dành cho những mặt hàng có số lượng lớn, chất lượng cao và cần phải kiểm soát liên tục như máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu công nghiệp,…
  3. Phương pháp kiểm kê định kỳ phù hợp với những mặt hàng đa dạng chủng loại, mẫu mã và hay được xuất kho thường xuyên như hàng bán lẻ, hàng tiêu dùng nhanh,…

Như vậy, qua bài phân tích này, hy vọng các doanh nghiệp đã có thể tự tìm ra được phương pháp hạch toán hàng tồn kho phù hợp nhất cho mình để đảm bảo khâu vận hành và khâu quản lý một cách dễ dàng, hiệu quả và chính xác nhất.

>> Cách hạch toán cho doanh nghiệp khi bán hàng không qua kho

>> Cách hạch toán nguyên vật liệu Tài khoản 152 theo Thông tư 200