Kế hoạch và Báo cáo Báo cáo tài chính Những điều cần biết về lập báo cáo tài chính hợp nhất

Những điều cần biết về lập báo cáo tài chính hợp nhất

1340
cách lập báo cáo tài chính hợp nhất
Financial administration concept with characters. Can use for web banner, infographics, hero images. Flat isometric vector illustration isolated on white background. (Financial administration concept with characters. Can use for web banner, infographi

Đối với công ty mẹ, bên cạnh báo cáo tài chính thông thường, doanh nghiệp còn phải lập báo cáo tài chính hợp nhất phản ánh hoạt động của tập đoàn gồm công ty mẹ và công ty con. Tuy nhiên, khác với báo cáo tài chính thông thường, báo cáo tài chính hợp nhất có nhiều điều phức tạp hơn. Cùng Ketoan.vn tìm hiểu một số thông tin cần phải biết về lập báo cáo tài chính hợp nhất theo quy định hiện hành nhé qua bài viết dưới đây nhé.

cách lập báo cáo tài chính hợp nhất

1. Báo cáo tài chính hợp nhất là gì?

Căn cứ theo chuẩn mực kế toán số 25 mới nhất định nghĩa về báo cáo tài chính hợp nhất:

“Báo cáo tài chính hợp nhất: Là báo cáo tài chính của một tập đoàn được trình bày như báo cáo tài chính của một doanh nghiệp. Báo cáo này được lập trên cơ sở hợp nhất báo cáo của công ty mẹ và các công ty con theo quy định của chuẩn mực này”.

2. Mục đích lập báo cáo tài chính hợp nhất

Báo cáo tài chính hợp nhất là báo cáo tổng hợp và trình bày tổng quát tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của một tập đoàn. Trong báo cáo tài chính hợp nhất, không tính đến ranh giới pháp lý của các pháp nhân riêng biệt là công ty mẹ hay công ty con trong tập đoàn.

Báo cáo này giúp đánh giá thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán, từ đó, đưa ra phương hướng hoạt động của kỳ kế toán tiếp theo. Ngoài ra, báo cáo tài chính hợp nhất cũng giúp các nhà đầu tư hiểu rõ về doanh nghiệp và quyết định có đầu tư hay không.

3. Hệ thống báo cáo tài chính hợp nhất

Hệ thống của báo cáo tài chính hợp nhất bao gồm: Báo cáo tài chính hợp nhất năm và báo cáo tài chính hợp nhất giữa niên độ

Trong đó, bao gồm các bảng biểu sau:

  • Bảng cân đối kế toán hợp nhất
  • Báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất
  • Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất
  • Thuyết minh báo cáo tài chính hợp nhất

4. Nguyên tắc cần biết khi lập báo cáo tài chính hợp nhất

4.1. Lập báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất

  • Doanh thu, giá vốn hàng bán, lãi gộp và các khoản chi phí của tập đoàn không bao gồm với các khoản tương tự của công ty liên kết.
  • Phần chia của tập đoàn trong các khoản lãi trước thuế của công ty liên kết được ghi tăng vào lãi trước thuế trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của  tập đoàn.
  • Thuế thu nhập doanh nghiệp của tập đoàn: chỉ ghi phần thuộc sở hữu của tập đoàn trong phần thuế của công ty liên kết.

4.2. Bảng cân đối kế toán hợp nhất

  • Số tiền đầu tư trong các công ty liên kết vào thời điểm mua phải ghi nhận theo giá vốn.
  • Hàng kỳ, phải ghi tăng (giảm) số tiền này bằng phần còn lại của tập đoàn trong khoản lãi (lỗ) của công ty liên kết.

5. Đối tượng lập báo cáo tài chính hợp nhất

Tất cả các công ty mẹ nắm giữ trên 50% quyền biểu quyết ở các công ty con có thể sở hữu trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua một công ty con khác.

Tất cả các tổng công ty nhà nước thành lập và hoạt động theo mô hình có công ty con phải lập và nộp báo cáo tài chính hợp nhất theo quy định của Luật kế toán hiện hành.

6. Quy định nộp báo cáo tài chính hợp nhất

Hiện nay, căn cứ quy định tại điều 80 Thông tư 133/2016/TT-BTC ngày 26/8/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn về chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ, nơi nhận báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp là cơ quan thuế, cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thống kê.

Các doanh nghiệp, bao gồm cả các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có trụ sở nằm trong khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao, bên cạnh việc nộp báo cáo tài chính năm cho các cơ quan quy định thì phải nộp báo cáo tài chính năm cho Ban quản lý khu chế xuất, khu công nghiệp và khu công nghệ cao nếu được yêu cầu.

Thời hạn doanh nghiệp phải lập và gửi báo cáo tài chính năm chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính cho các cơ quan có liên quan theo quy định.

Trên đây là một số những điều cần phải biết về báo cáo tài chính hợp nhất mà kế toán cần phải nắm được.

Xem thêm các bài viết khác tại

Mẹo kiểm tra báo cáo tài chính trước khi quyết toán thuế kế toán cần biết

Các bước lập Báo cáo tài chính mới nhất năm 2019

7 lời khuyên giúp tránh sai sót khi lập báo cáo tài chính cuối năm