Kế Toán Tài Chính Định khoản - Hạch toán Hạch toán lương Giám đốc công ty TNHH một thành viên

Hạch toán lương Giám đốc công ty TNHH một thành viên

Tiền lương giám đốc công ty TNHH một thành viên thì hạch toán như thế nào? Để kế toán chính xác, ta phải xác định xem giám đốc có phải chủ sử hữu của công ty hay không?

1. Trường hợp 1: Giám đốc là chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên

Khi giám đốc công ty TNHH một thành viên đồng thời là chủ sở hữu, thì kế toán cần lưu ý các quy định về thuế như sau:

1.1. Về thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN):

  • Tiền lương, tiền công của chủ công ty TNHH một thành viên không được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.
  • Bất kế giám đốc có trực tiếp tham gia điều hành sản xuất, kinh doanh hay không thì quy định này đều được áp dụng.
  • Các khoản chi phí liên quan như tiền bảo hiểm, tiền thuê nhà và các dịch vụ khác kèm theo đã chi cho giám đốc công ty TNHH một thành viên cũng thuộc khoản chi phí không được trừ.

1.2. Về thuế thu nhập cá nhân (TNCN):

  • Tiền lương của giám đốc công ty TNHH một thành viên không được tính là thu nhập từ tiền lương, tiền công và không chịu thuế TNCN từ tiền lương, tiền công. Do khoản tiền này được xem là chính bản thân chủ sở hữu chi trả cho mình, không phải thu nhập từ người sử dụng lao động.

quy định thuế khi giám đốc là chủ sở hữu

1.3. Cách hạch toán

Khi giám đốc đồng thời là chủ sở hữu của công ty TNHH MTV, tiền lương không được tính trừ khi tính thuế TNDN nhưng vẫn phải hạch toán đầy đủ như một khoản chi phí tiền lương bình thường để phản ánh thực tế chi trả.

Ta tiến hành hạch toán như sau:

Khi tính lương, trợ cấp, phụ cấp, bảo hiểm xã hội (nếu có):

Nợ TK 642 (Chi phí quản lý doanh nghiệp)

Có TK 334 (Phải trả người lao động)

Khi chi trả tiền lương:

Nợ TK 334 (Phải trả người lao động)

Có TK 111, 112 (Tiền mặt, Tiền gửi ngân hàng)

Lưu ý khi lập Tờ khai Quyết toán thuế TNDN: Do khoản tiền lương này không được trừ khi tính thuế TNDN, doanh nghiệp cần điền số tiền này vào Chỉ tiêu B4 của Tờ khai Quyết toán thuế TNDN mẫu 03/TNDN.

quy trình hạch toán lương giám đốc là chủ sở hữu

2. Trường hợp 2: Giám đốc được thuê (có hợp đồng lao động)

Nếu Giám đốc công ty TNHH một thành viên là người được thuê về làm việc (có hợp đồng lao động) và không phải là chủ sở hữu, thì các khoản chi phí liên quan đến lương sẽ được xử lý như sau:

2.1. Về thuế TNDN:

  • Chi phí tiền lương và các khoản đi kèm (như bảo hiểm) sẽ được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN, giống như người lao động bình thường.

2.2. Về thuế TNCN:

Khoản tiền lương này phải chịu thuế TNCN theo quy định về thu nhập từ tiền lương, tiền công.

quy định thuế khi giám đốc được thuê

2.3. Hướng dẫn hạch toán kế toán:

Thực hiện hạch toán như chi phí tiền lương thông thường của nhân viên, không cần thực hiện bóc tách riêng như trường hợp Giám đốc là chủ sở hữu.

Khi tính lương, trợ cấp, phụ cấp, bảo hiểm xã hội (nếu có):

Nợ TK 642 (Chi phí quản lý doanh nghiệp)

Có TK 334 (Phải trả người lao động)

Khi chi trả tiền lương:

Nợ TK 334 (Phải trả người lao động)

Có TK 111, 112 (Tiền mặt, Tiền gửi ngân hàng)

quy trình hạch toán lương giám đốc được thuê

Tạm kết:

Như vậy, việc khoản chi tiền lương của giám đốc công ty TNHH một thành viên phụ thuộc vào việc giám đốc này có làm chủ sở hữu công ty hay không?

  • Nếu là chủ sở hữu, tiền lương sẽ được hạch toán như khoản lương nhưng không được coi là chi phí hợp lý.
  • Nếu là giám đốc thuê về thì tiền lương và các phụ phí liên quan đều được hạch toán như lương nhân viên bình thường và tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp, vẫn được khấu trừ khi tính thuế TNDN và phải chịu thuế TNCN.

Mong rằng bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về cách kế toán trong công ty TNHH MTV, Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!