Kế Toán Tài Chính Định khoản - Hạch toán Hạch toán chia cổ tức bằng tiền mặt và cổ phiếu

Hạch toán chia cổ tức bằng tiền mặt và cổ phiếu

Khi chia cổ tức cho cổ đông bằng tiền mặt và bằng cổ phiếu khác nhau như thế nào? Cách hạch toán giao dịch này như sao?

Sổ sách và chứng từ kế toán gồm: Sổ cái TK 421 (lợi nhuận chưa phân phối), TK 338 (phải trả và phải nộp khác), TK 411 (nguồn vốn), TK 111 (tiền mặt), TK 112 (tiền gửi ngân hàng), sổ chi tiết cổ đông, sổ chi tiết TK 3388, sổ nhật ký chung, biên bản đại hội đồng cổ đông, thông báo cổ tức, lệnh chi tiền/chứng từ chuyển khoản, bảng tính cổ tức, báo cáo tài chính.

1. Hạch toán chia cổ tức bằng tiền mặt

Khi chốt danh sách cổ đông, doanh nghiệp xác định nghĩa vụ phải trả cổ tức:

Nợ TK 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối (giá trị cổ tức dự kiến chi trả)

Có TK 3388 – Phải trả phải nộp khác (giá trị cổ tức dự kiến chi trả)

Khi chi trả cổ tức cho cổ đông:

Nợ TK 3388 – Phải trả phải nộp khác (số tiền cổ tức thực trả)

Có TK 111, 112 – Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng (Số tiền cổ tức thực trả).

Ví dụ minh họa (chia cổ tức bằng tiền mặt): Công ty A có lãi trong năm 2024 và quyết định phân chia 100 triệu đồng lợi nhuận cho các cổ đông. Công ty thực hiện chi trả cổ tức qua tài khoản ngân hàng.

Bước 1: Kết chuyển lãi trong kỳ (nếu chưa thực hiện)

Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh: 200.000.000 VND

Có TK 421 – Lợi nhuận chưa phân phối: 200.000.000 VND

Bước 2: Phân chia lợi nhuận cho các thành viên góp vốn (ghi nhận nghĩa vụ phải trả)

Nợ TK 421 – Lợi nhuận chưa phân phối: 100.000.000 VND

Có TK 3388 – Phải trả phải nộp khác: 100.000.000 VND

Bước 3: Khi chi trả cổ tức cho cổ đông

Nợ TK 3388 – Phải trả phải nộp khác: 100.000.000 VND

Có TK 112 – Tiền gửi ngân hàng: 100.000.000 VND

2. Hạch toán chia cổ tức bằng cổ phiếu

Khi chốt danh sách cổ đông, doanh nghiệp xác định nghĩa vụ phải trả cổ tức:

Nợ TK 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối (Giá trị cổ phiếu trả cổ tức theo giá phát hành)

Có TK 3388 – Phải trả phải nộp khác (Giá trị cổ phiếu trả cổ tức theo giá phát hành)

Khi phân phối cổ tức bằng cổ phiếu cho các cổ đông:

Nợ TK 3388 – Phải trả phải nộp khác (Giá trị cổ phiếu trả cổ tức theo giá phát hành)

Có TK 4111 – Vốn cổ phần (Giá trị cổ phiếu trả cổ tức theo mệnh giá)

Có TK 4112 – Thặng dư vốn cổ phần (Giá trị chênh lệch giữa giá phát hành cao hơn mệnh giá, nếu có)

hạch toán chia cổ tức bằng cổ phiếu

Ví dụ minh họa (chia cổ tức bằng cổ phiếu): Công ty quyết định chia cổ tức cho cổ đông bằng cổ phiếu, với tổng số cổ tức dự kiến là 1 tỷ đồng (tương ứng 10 triệu cổ phiếu phát hành với mệnh giá 100.000 đồng/cổ phiếu).

Bước 1: Ban giám đốc xác định và thông báo về cổ tức bằng cổ phiếu (ghi nhận nghĩa vụ phải trả)

Nợ TK 421 – Lợi nhuận chưa phân phối: 1.000.000.000 VND

Có TK 3388 – Cổ tức phải trả: 1.000.000.000 VND

Bước 2: Khi phân phối cổ tức bằng cổ phiếu cho cổ đông

Nợ TK 3388 – Cổ tức phải trả: 1.000.000.000 VND

Có TK 4111 – Vốn cổ phần: 1.000.000.000 VND

Nếu có chênh lệch giữa giá phát hành và mệnh giá (ví dụ giá phát hành 120.000đ/cổ phiếu, mệnh giá 100.000đ/cổ phiếu, chênh lệch 20.000đ/cổ phiếu):

Nợ TK 3388 – Cổ tức phải trả: 1.000.000.000 VND

Nợ TK 4112 – Thặng dư vốn cổ phần (chênh lệch giữa mệnh giá phát hành và mệnh giá cổ phiếu): 200.000.000 VND (10 triệu cổ phiếu x 20.000 VND)

Có TK 4111 – Vốn cổ phần: 1.000.000.000 VND

3. Sự ảnh hưởng các hình thức chia cổ tức

Việc chia cổ tức bằng tiền mặt hoặc cổ phiếu có ảnh hưởng khác nhau đến doanh nghiệp và cổ đông.

Nếu chi trả cổ tức bằng tiền mặt:

  • Với cổ đông nhận được khoản thu nhập bằng tiền thực nhận tài thời điểm cổ tức được chuyển đến tài khoản hoặc nhận tiền mặt, mang lại cảm giác an toàn và lợi nhuận hiện hữu.
  • Với doanh nghiệp, vốn điều lệ sẽ không thay đổi, giảm lượng tiền mặt để đầu tư, kinh doanh. Cổ đông phải chịu hai lần thuế (thuế TNDN cho lợi nhuận công ty và thuế TNCN cho cổ tức nhận được).

Nếu chi trả cổ tức bằng cổ phiếu:

  • Với cổ đông không nhận được tiền thực, số lượng cổ phiếu nắm giữ tăng lên, trong khi tỷ lệ cổ phiếu nắm giữ không đổi.
  • Đối với doanh nghiệp, nguồn tiền mặt không bị giảm, vốn điều lệ của doanh nghiệp tăng, tránh việc bị đánh thuế cho phần cổ tức nhận được ở thời điểm hiện tại, là giải pháp để “hoãn thuế” cho cổ đông.

phân biệt sự khác nhau giữa chia cổ tức bằng tiền mặt và cổ phiếu

4. Có phải nộp thuế TNCN khi nhận cổ tức không?

Theo điểm b khoản 3 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC (được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 11 Thông tư 92/2015/TT-BTC), thu nhập cổ tức nhận được từ việc góp vốn mua cổ phần là một trong những nguồn thu chịu thuế TNCN.

Mức đóng thuế TNCN: Mức thuế TNCN đối với thu nhập từ đầu tư vốn áp dụng theo Biểu thuế toàn phần với thuế suất là 5%. Số thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế x 5%.

Thời điểm xác định thu nhập tính thuế: Thời điểm xác định thu nhập tính thuế đối với thu nhập từ đầu tư vốn là thời điểm tổ chức, cá nhân trả thu nhập cho người nộp thuế. Riêng một số trường hợp cụ thể:

  • Đối với thu nhập từ cổ tức trả bằng cổ phiếu, thời điểm xác định thu nhập từ đầu tư vốn là thời điểm cá nhân chuyển nhượng cổ phiếu.
  • Đối với thu nhập từ giá trị phần vốn góp tăng thêm, là thời điểm cá nhân thực nhận thu nhập khi giải thể, chuyển đổi mô hình, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp hoặc khi rút vốn.
  • Đối với thu nhập từ lợi tức ghi tăng vốn, là thời điểm cá nhân chuyển nhượng vốn, rút vốn.

nộp thuế TNCN khi nhận cổ tức

Hy vọng bài viết này đã giúp bạn nắm rõ cách hạch toán chi tiết khi có giao dịch chia cổ tức bằng tiền mặt, cổ phiếu cho cổ đông!