Kinh nghiệm Hướng dẫn tính Thuế TNCN theo phương pháp biểu lũy tiến từng...

Hướng dẫn tính Thuế TNCN theo phương pháp biểu lũy tiến từng phần

1415

Có rất nhiều cách để tính thuế TNCN. Hiện nay, các doanh nghiệp thường sử dụng phương pháp tính Thuế TNCN theo biểu lũy tiến từng phần. Trong bài viết này sẽ hướng dẫn các bạn tính Thuế TNCN theo phương pháp biểu lũy tiến.

Tính Thuế TNCN dựa trên căn cứ nào?

Trước khi tiến hành tính Thuế TNCN, đầu tiên cần phải có căn cứ để tính Thuế. Ở trong Điều 7 Thông tư 111/2013/TT-BTC, có căn cứ thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập phải chịu thuế. Cụ thể như sau:

  • Các mức thu nhập phải chịu Thuế TNCN được xác định dựa trên các mức thu nhập tính Thuế. Trừ những khoản giảm trừ. Bao gồm:

+  Những khoản thuộc vào giảm trừ gia cảnh. Đối với đối tượng giảm trừ cho chính mình, mức giảm trừ là 09 triệu đồng/tháng. Còn mức giảm trừ cho mỗi người phụ thuộc là 3,6 triệu đồng trên tháng.

+ Giảm trừ những khoản lệ phí đóng Bảo hiểm hay đóng hưu trí tự nguyện. Đối với Bảo hiểm xã hội, được giảm trừ 8%. Đối với bảo hiểm y tế 1,5%. Còn bảo hiểm thất nghiệp 1%.

+ Những khoản tiền được sử dụng để đóng góp từ thiện, làm việc nhân đạo hay đóng vào quỹ khuyến học.

Như vậy, để tính được số tiền phải chịu Thuế, sẽ lấy tiền lương, tiền công trừ đi những khoản tiền được giảm trừ.

Thông tin về mức Thuế suất biểu lũy tiến từng phần

  • Thuế bậc 1. Mức thu nhập từ 60 triệu đồng. Thu nhập tính Thuế trong tháng vào 5 triệu đồng với Thuế suất 5%.
  • Thuế bậc 2. Mức thu nhập trên 60 đến 120. Thu nhập tính Thuế trong tháng từ 5 triệu đến 10 triệu đồng với Thuế suất 10%.
  • Thuế bậc 3. Mức thu nhập từ 120 đến 216. Thu nhập tính Thuế trong tháng từ 10 đến 18 triệu đồng với Thuế suất 15%.
  • Thuế bậc 4. Mức thu nhập từ 216 đến 384 triệu đồng. Thu nhập tính Thuế trong tháng từ 18 đến 32 triệu đồng với Thuế suất 20%.
  • Thuế bậc 5. Mức thu nhập từ 384 đến 624 triệu đồng. Thu nhập tính Thuế trong tháng từ 32 đến 52 triệu đồng với Thuế suất 25%.
  • Thuế bậc Mức thu nhập từ 624 đến 960 triệu đồng. Thu nhập tính Thuế trong tháng từ 52 đến 80 triệu đồng với Thuế suất 30%.
  • Thuế bậc 7. Mức thu nhập trên 960 triệu đồng. Thu nhập tính Thuế trong tháng từ trên 80 triệu đồng với Thuế suất 35%.

Thuế TNCN dựa trên các khoản thu từ tiền lương, tiền công được xem như tổng số Thuế được tính dựa trên từng bậc thu nhập của người lao động. Còn số thuế được tính dựa trên từng bậc thu nhập sẽ được tính bằng cách nhân số tiền trong bậc thu nhập với Thuế suất tương ứng.

Hướng dẫn tính Thuế TNCN theo phương pháp biểu lũy tiến từng phần

Hướng dẫn tính Thuế TNCN bằng phương pháp rút gọn

Để có thể tính Thuế TNCN một cách nhanh và thuận tiện hơn, bạn hoàn toàn có thể áp dụng phương pháp tính Thuế rút gọn như sau:

  • Thuế bậc 1. Thu nhập từ 5 triệu đồng với Thuế suất 5%.

+ Cách 1: 0 triệu đồng + 5% thu nhập tính Thuế (TNTT)

+ Cách 2: 5% thu nhập tính Thuế

  • Thuế bậc 2. Thu nhập từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng với Thuế suất 10%.

+ Cách 1: 0,25 triệu+ 10% TNTT trên 5 triệu đồng

+ Cách 2: 10% TNTT – 0,25 triệu đồng

  • Thuế bậc 3. Thu nhập từ từ 10 triệu đến 18 triệu đồng với Thuế suất 15%

+ Cách 1: 0,75 triệu đồng + 15% thu nhập tính Thuế trên 10 triệu đồng

+ Cách 2: 15% TNTT – 0,75 triệu đồng

  • Thuế bậc 4. Thu nhập từ 18 trđ đến 32 triệu đồng với Thuế suất 20%.

+ Cách 1: 1,95 triệu đồng + 20% TNTT trên 18 triệu đồng

+ Cách 2: 20% TNTT – 1,65 triệu đồng

  • Thuế bậc 5. Thu nhập từ 32 triệu đồng đến 52 triệu đồng với Thuế suất 25%.

+ Cách 1: 4,75 triệu đồng + 25% TNTT trên 32 triệu đồng

+ Cách 2: 25% TNTT – 3,25 triệu đồng

  • Thuế bậc 6. Thu nhập từ 52 triệu đồng đến 80 triệu đồng với Thuế suất 30%.

+ Cách 1: 9,75 triệu đồng + 30% TNTT trên 52 triệu đồng

+ Cách 2: 30 % TNTT – 5,85 triệu đồng

  • Thuế bậc 7. Thu nhập từ trên 80 triệu đồng với Thuế suất 35%.

+ Cách 1: 18,15 triệu đồng + 35% TNTT trên 80 triệu đồng

+ Cách 2: 35% TNTT – 9,85 triệu đồng

Đối với cách tính Thuế TNCN theo Quý và theo tháng đều giống nhau. Bạn chỉ cần tính tiền Thuế phải nộp theo từng tháng, sau đó cộng các tháng lại vào với nhau sẽ ra tiền Thuế TNCN trong quý phải nộp.Để đảm bảo chính xác số Thuế TNCN mà mình phải nộp, người lao động có thể áp dụng các tính này để tính số Thuế của mình.

Xem thêm: 

Bảo hiểm xã hội tự nguyện: Những thông tin quan trọng cần biết

Gian lận Bảo hiểm y tế bị xử phạt thế nào?

Tải về mẫu bảng kê CTT25/AC: Báo cáo sử dụng chứng từ khấu trừ Thuế TNCN