Kinh nghiệm Hơn 20 lỗi kế toán không chuyên thường gặp khi thực hiện...

Hơn 20 lỗi kế toán không chuyên thường gặp khi thực hiện nghĩa vụ thuế

348

Kế toán thuế chắc chắn không còn là công việc xa lạ với những người làm kế toán. Công việc quen thuộc, nhưng thực tế không phải kế toán nào cũng thành thạo, không mắc lỗi sai, nhất là với những kế toán không chuyên về mảng thuế cho công ty nhưng vẫn đảm nhiệm công việc. Dưới đây là hơn 20 lỗi kế toán không chuyên thường gặp khi thực hiện nghĩa vụ thuế. Các bạn hãy lưu ý lại để tránh mắc phải khi làm việc.

thực hiện nghĩa vụ thuế

1. Kế toán thuế là gì?

Kế toán thuế là công việc của kế toán nhưng chuyên về mảng thuế, là sự kết nối giữa doanh nghiệp với cơ quan thuế nhà nước.

Doanh nghiệp có nghĩa vụ nộp thuế với cơ quan thuế, kế toán sẽ là người làm các thủ tục để thực hiện nghĩa vụ thuế đó. Nhờ kế toán thuế, nhà nước quản lý doanh nghiệp, nền kinh tế của nước nhà dễ dàng hơn.

2. Lỗi thường gặp khi kê khai thuế thu nhập cá nhân

  • Kê khai thuế TNCN không đúng chỉ tiêu.
  • Quên không khấu trừ thuế TNCN của lao động có thu nhập trên 2 triệu nhưng không có hợp đồng lao động.
  • Kê khai thuế TNCN không đúng thời hạn (nhầm thời hạn kê khai theo quý, theo tháng; hay nhầm từ theo quý sang theo tháng và ngược lại).
  • Không khấu trừ các khoản cần nộp BHXH, BHYT, BHTN khi tính thuế TNCN.
  • Quên không trừ phụ cấp, trợ cấp tiền ăn của người lao động khi tính thuế TNCN (không vượt quá 620.000 đồng).

3. Lỗi thường gặp khi kê khai thuế thu nhập doanh nghiệp

  • Thiếu hợp đồng lao động khi hạch toán chi phí tiền lương; bảng lương, bảng chấm công thiếu người ký nhận.
  • Hồ sơ quyết toán thuế thiếu bảng kê, chứng từ (nên liệt kê trước và chuẩn bị để đính kèm, tránh thất lạc).
  • Hóa đơn mua sắm tài sản cố định không hợp lệ, hồ sơ về tài sản cố định không đầy đủ.
  • Khi có quyết định gia hạn nộp thuế TNDN từ Tổng cục Thuế nhưng không chọn mục gia hạn nộp tiền thuế khi có thuế DN phát sinh.
  • Không loại chi phí không được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.

Kết quả hình ảnh cho kế toán thuế

4. Lỗi thường gặp khi kê khai thuế giá trị gia tăng

  • Nhớ nhầm ngày kê khai thuế giá trị gia tăng tháng hay quý.
  • Trừ nhầm hoặc quên không trừ số thuế phát sinh âm kỳ này với nợ thuế GTGT kỳ trước chưa nộp.
  • Quên không kê theo giấy nộp tiền khi kê khai tờ thai nhập khẩu.
  • Không phân biệt hóa đơn dùng chung với hóa đơn dùng riêng cho hóa đơn chịu thuế và hóa đơn không chịu thuế.
  • Không hợp lệ hóa đơn khi kê khai thuế GTGT (thiếu ngày/tháng/năm; tên doanh nghiệp; địa chỉ, chữ ký, sai mã số thuế; sửa, xóa hóa đơn không đúng quy định,…)
  • Kê khai thiếu chỉ tiêu thuế giá trị gia tăng còn được chuyển sang từ kỳ trước để khấu trừ.
  • Không điền đầy đủ thông tin, điền sai thông tin của doanh nghiệp trên tờ hóa đơn, tờ kê khai.
  • Với hóa đơn đầu vào hơn 20 triệu, không ghi chú thời gian thanh toán.
  • Hàng hóa nhập khẩu theo thông báo của cơ quan Hải quan chưa được nộp thuế GTGT, nhưng lại tính vào sổ thuế GTGT đầu vào.
  • Doanh nghiệp kinh doanh xe gắn máy, ô tô, không thực hiện kê khai PL01-3/GTGT.

Kết luận

Có thể thấy rằng, với những kế toán không chuyên về mảng thuế sẽ rất dễ mắc những lỗi sai trên. Ngay cả những kế toán thuế đã có kinh nghiệm làm việc đôi khi cũng không tránh khỏi sai sót.

Hiện nay, cũng có nhiều doanh nghiệp nhỏ đến lớn sử dụng dịch vụ kế toán thuế, xong cũng có doanh nghiệp còn dùng đơn vị kế toán của mình. Với một khoản chi phí lớn bỏ ra để thuê nhân viên kế toán; doanh nghiệp nên cân nhắc tuyển dụng những kế toán viên có kinh nghiệm trong kê khai thuế để đảm bảo công việc của mình; hạn chế rủi ro có thể xảy ra.

Công việc kế toán thuế đòi hỏi sự cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác cao bởi liên quan đến lợi ích của cả doanh nghiệp và nhà nước. Chính vì vậy, kế toán thuế là một vị trí quan trọng trong doanh nghiệp. Nếu bạn là người cầu tiến, hãy trau dồi thêm cho mình kỹ năng, kiến thức về thực hiện nghĩa vụ thuế. Không chỉ kế toán không chuyên mà cả những kế toán lâu năm trong lĩnh vực thuế cũng cần học hỏi. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn hoàn thiện phần nào những thiếu sót trong công việc. Chúc bạn thành công!

Xem thêm:

Những điều được và mất khi bạn theo ngành kế toán

Những khoản chi phí cần đặc biệt lưu ý khi quyết toán thuế

8 hành vi bị nghiêm cấm trong quản lý thuế mới cập nhật