Kinh nghiệm Thuế tiêu thụ đặc biệt: Hướng dẫn đăng ký, kê khai và...

Thuế tiêu thụ đặc biệt: Hướng dẫn đăng ký, kê khai và quyết toán

900

Kế toán thuế hẳn đã không còn xa lạ với thuật ngữ Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB). Đây là một trong những loại Thuế được áp dụng với rất nhiều các doanh nghiệp hiện nay.

Thuế tiêu thụ đặc biệt: Hướng dẫn đăng ký, kê khai và quyết toán

Hướng dẫn đăng ký Thuế tiêu thụ đặc biệt

Đối với khâu đăng ký Thuế tiêu thụ đặc biệt rất dễ dàng. Các cá nhân, doanh nghiệp chỉ cần đến cơ quan Thuế quản lý để đăng ký nộp Thuế. Đến đây, cơ quan Thuế sẽ hướng dẫn bạn đăng ký Thuế theo đúng quy định. Bên cạnh đó, còn hướng dẫn thủ tục làm chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Lưu ý khi kê khai Thuế tiêu thụ đặc biệt

  • Những cơ sở sản xuất, doanh nghiệp, hộ kinh doanh khi ở trong diện phải nộp Thuế tiêu thụ đặc biệt. Sẽ có nghĩa vụ phải kê khai Thuế hàng tháng, cụ thể vào ngày cuối cùng của tháng. Sau đó, thời hạn chậm nhất 10 ngày đầu tiên của tháng tiếp theo để nộp tờ khai Thuế lên cơ quan Thuế quản lý của mình.
  • Trong trường hợp những cơ sở sản xuất, doanh nghiệp, hộ kinh doanh có số Thuế lớn hơn. Những đối tượng này sẽ có thời hạn nộp tờ kê khai Thuế ấn định 5 ngày hoặc 10 ngày. Tùy theo từng đối tượng mà sẽ có thời hạn nộp riêng theo quy định của cơ quan Thuế.
  • Nếu trong 1 tháng kinh doanh, doanh nghiệp không phát sinh Thuế tiêu thụ đặc biệt. Nhưng doanh nghiệp vẫn phải kê khai Thuế hoặc vẫn cần nộp tờ khai Thuế.
  • Đối với những cơ sở chuyên nhập khẩu hàng hóa. Sau mỗi lần nhập khẩu, doanh nghiệp vẫn phải tiến hành lập tờ khai và nộp tờ khai cho cơ quan Thuế nhập khẩu.
  • Đối với những doanh nghiệp sản xuất. Trong trường hợp mà doanh nghiệp đã phải chịu Thuế đối với nguyên liệu nhập khẩu. Như vậy, doanh nghiệp sẽ kê khai Thuế ở khâu sản xuất.
  • Đối với những cơ sở sản xuất có nhiều mặt hàng và dịch vụ. Mà mỗi mặt hàng, dịch vụ đều có những mức Thuế suất khác nhau. Như vậy, doanh nghiệp cần phải kê khai từng loại hàng hóa, dịch vụ theo quy định của từng loại. Còn trong trường hợp mà doanh nghiệp lại kinh doanh những mặt hàng không có mức Thuế suất cố định. Như vậy, doanh nghiệp sẽ kê khai theo mức thuế của mặt hàng, dịch vụ có thuế suất cao nhất.
  • Các doanh nghiệp khi kê khai Thuế cho hàng hóa, dịch vụ cần phải sử dụng đúng tờ mẫu theo quy định. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần phải chịu hoàn toàn về tính chính xác của tờ khai.

Quyết toán Thuế TTĐB cho doanh nghiệp

Thuế tiêu thụ đặc biệt: Hướng dẫn đăng ký, kê khai và quyết toán

Đối với tất cả các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, cá nhân hay hộ kinh doanh. Khi có hoạt động kinh doanh hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ, hàng năm đều phải nộp Thuế TTĐB cho cơ quan Thuế. Đối với năm để quyết toán Thuế TTĐB sẽ được tính theo năm dương lịch.

Bắt đầu kể từ ngày kết thúc năm dương lịch sẽ được tính thêm 60 ngày. Trong khoản thời gian này, các doanh nghiệp cần phải tiến hành quyết toán Thuế TTĐB đầy đủ đối với cơ quan Thuế. Đối với những doanh nghiệp nào còn thiếu tiền Thuế TTĐB, phải nhanh chóng nộp đầy đủ số tiền còn thiếu trong hạn 10 ngày.

Nếu doanh nghiệp mà nộp thừa tiền Thuế TTĐB, doanh nghiệp có thể chuyển sang nộp cho năm sau. Hoặc doanh nghiệp có thể làm hồ sơ hoàn Thuế theo quy định.

Hoàn Thuế TTĐB cho các doanh nghiệp

Những đối tượng doanh nghiệp sẽ được hoàn Thuế TTĐB khi đã nộp Thuế như sau:

  • Những mặt hàng thuộc đối tượng hàng hóa tạm nhập khẩu hoặc hàng hóa tái nhập khẩu
  • Những mặt hàng nhập khẩu để phục vụ cho nhu cầu sản xuất hoặc để gia công hàng xuất khẩu của doanh nghiệp
  • Khi doanh nghiệp có tiền Thuế TTĐB nộp thừa và đang trong tình trạng hơp nhất, chia tách, sát nhập, phá sản hoặc có thể giải thể. Những trường hợp này sẽ được hoàn Thuế.
  • Doanh nghiệp nhận được quyết định hoàn Thuế TTĐB của cơ quan Thuế có thẩm quyền.

Nếu bạn không thuộc những đối tượng này sẽ không được hoàn Thuế. Tuy nhiên, số tiền Thuế mà doanh nghiệp nộp thừa trước đó sẽ được sử dụng để quyết toán Thuế cho năm sau.

Xem thêm:

Những vấn đề liên quan đến Kế toán dịch vụ mà bạn cần nắm rõ

Cách phân loại tài khoản kế toán nhanh và dễ hiểu nhất

Bảng cân đối kế toán có ý nghĩa gì với doanh nghiệp?