Kinh nghiệm Kế toán khác kiểm toán như thế nào? Cách phân biệt kế...

Kế toán khác kiểm toán như thế nào? Cách phân biệt kế toán và kiểm toán?

3224

Nhiều người rất dễ nhầm lẫn giữa 2 khái niệm “kế toán” và “kiểm toán”. Kế toán và kiểm toán là hai thuật ngữ tương tự như nhau và có quan hệ chặt chẽ với nhau. Vậy Kế toán là gì? Kiểm toán là gì? Kế toán và kiểm toán khác nhau như thế nào? Mời các bạn tham khảo bài viết sau đây.

Kế toán khác kiểm toán như thế nào? Phân biệt kế toán và kiểm toán

Định nghĩa về Kế toán và Kiểm toán

Để định hình được cả hai công việc này, đầu tiên bạn cần phải hiểu về định nghĩa của Kế toán và Kiểm toán trước.

Định nghĩa Kế toán

Kế toán viên sẽ có trách nhiệm thu thập thông tin, dữ liệu, xử lý dữ liệu liên quan đến công việc của doanh nghiệp. Cung cấp thông tin và xử lý toàn bộ những thông tin liên quan đến tài sản của doanh nghiệp. Toàn bộ những thông tin của Kế toán cung cấp đều mang tính chính xác, nó giúp rất nhiều cho sự phát triển của doanh nghiệp.

Ngoài ra, Kế toán còn có trách nhiệm phải thu thập, lưu trữ các chứng từ, ghi chép sổ sách của công ty. Cất giữ những sổ sách, chứng từ quan trọng của công ty chính là trách nhiệm của một Kế toán.

Định nghĩa Kiểm toán

Kiểm toán là một vị trí có nhiệm vụ kiểm tra về tính chính xác, minh bạch của các sổ sách, dữ liệu của công ty. Các loại tài liệu mà Kiểm toán cần kiểm tra như sổ kế toán, Báo cáo kế toán, hóa đơn chứng từ. Đảm bảo những dữ liệu này sẽ tuân thủ đúng với Luật kế toán cũng như Chuẩn mực kế toán.

Kế toán khác kiểm toán như thế nào?

Sự giống nhau về Kế toán và Kiểm toán

  • Kế toán có nhiệm vụ khai thác chi tiết các thông tin liên quan đến doanh nghiệp. Sau đó sẽ đi đến tổng hợp lại toàn bộ những chi tiết đó. Còn Kiểm toán sẽ dựa trên những bản tổng hợp mà Kế toán cung cấp cho.Sau đó tích, chứng minh để đảm bảo tính chính xác và minh bạch với những thông tin đó.
  • Kế toán có trách nhiệm khai thác dữ liệu, làm ra các số liệu cụ thể cho các quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Kiểm toán sẽ kiểm tra tính chính xác về các dự liệu đó. Xem xét dữ liệu có điều gì bất ổn. Có thể đưa ra ý kiến góp và kèm theo giải pháp để điều chỉnh. Giúp cho hệ thống Kế toán ngày một tốt hơn.
  • Đối với Báo cáo của Kế toán, nếu như chỉ nộp riêng Báo cáo của Kế toán sẽ không thể phản ánh được hết tình hình kinh doanh của một công ty. Còn nếu nộp riêng Báo cáo của Kiểm toán cũng không thể đảm bảo được tính chính xác hoàn toàn. Bởi vì Báo cáo của Kiểm toán dựa trên thông tin của Kế toán đưa cho để tạo nên. Như vậy, khi Báo cáo của Kế toán và Kiểm toán đi cùng nhau sẽ tạo nên độ tin cậy cũng như tính chính xác hơn rất nhiều.
  • Khi Kế toán bắt đầu làm việc, Kiểm toán sẽ vô cùng rảnh rỗi. Nhưng đến khi Kiểm toán bắt đầu làm việc cũng là lúc Kế toán đã hoàn thành xong công việc của mình. Vì Kế toán làm xong, Kiểm toán mới có dữ liệu để làm việc.

Tuy hai vị trí Kế toán và Kiểm toán không giống nhau. Nhưng nó lại có quan hệ mật thiết, liên quan đến nhau. Khi kết hợp giữa Kế toán và Kiểm toán chắc chắn công việc sẽ giải quyết được nhanh và hiệu quả hơn.

Điểm giống nhau giữa Kế toán và Kiểm toán

Kế toán khác kiểm toán như thế nào? Phân biệt kế toán và kiểm toán

Đối với điểm giống nhau giữa Kế toán và Kiểm toán. Đầu tiên chắc chắn phải nhắc đến cả hai công việc đều thuộc trong lĩnh vực Kế toán – Tài chính.

  • Cả hai công việc Kế toán và Kiểm toán đều phải làm việc dựa trên dữ liệu. Những con số hoa mắt được cung cấp từ nhiều các đối tượng khác nhau. Dựa trên những dữ liệu này sẽ phân tích, tổng hợp lại thành bản Báo cáo tài chính, trình lên cấp trên.
  • Trong một doanh nghiệp, khi có Kế toán thì mới có Kiểm toán. Bởi Kiểm toán được sinh ra từ nguồn gốc Kế toán. Cả hai đều có quan hệ chặt chẽ với nhau trong quá trình làm việc. Kế toán cung cấp sô liệu làm việc cho Kiểm toán. Kiểm toán sẽ kiểm tra lại tính chính xác. Bên cạnh đó, Kiểm toán còn đưa ra nhiều đóng góp. Và nhận xét cho Kế toán để hoàn thành công việc tốt hơn.

Xem thêm: 

Một kế toán giỏi cần có những kỹ năng nào?

Phần mềm hóa đơn điện tử cần đáp ứng những yêu cầu nào?

Cách phân loại tài khoản kế toán nhanh và dễ hiểu nhất