Kinh nghiệm Xử lý vi phạm hành chính doanh nghiệp khi mắc các lỗi...

Xử lý vi phạm hành chính doanh nghiệp khi mắc các lỗi này

1527

Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp không thể tránh khỏi việc mắc phải một số những lỗi sai. Và có nhiều lỗi sẽ bị xử lý vi phạm hành chính.

Xử lý vi phạm hành chính doanh nghiệp khi mắc các lỗi này

Lỗi sai về kê khai hồ sơ đăng ký doanh nghiệp

Đối với những doanh nghiệp mới thành lập, cần phải tiến hành kê khai hồ sơ đăng ký doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cần tuân thủ đúng quy định của pháp luật. Tuy nhiên, có không ít những doanh nghiệp mắc phải lỗi kê khai này. Đối với lỗi kê khai này, sẽ có nhiều hình thức mà doanh nghiệp mắc phải.

Có những trường hợp doanh nghiệp kê khai không đầy đủ thông tin cần thiết trong hồ sơ. Có những trường hợp, doanh nghiệp cố tình kê khai thông tin giả, làm giả hồ sơ của doanh nghiệp. Những trường hợp làm sai về hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đều sẽ bị xử lý vi phạm hành chính.

Theo Khoản 1, Điều 24, Nghị định 50/2016NĐ/CP đã quy định về mức xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm này. Xử phạt 10 đến 15 triệu đồng đối với các doanh nghiệp vi phạm.

Vi phạm về giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Khi bạn tiến hành đăng ký thay đổi nội dung trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Hoặc một số giấy tờ như giấy văn phòng đại diện, giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh… Khi bạn đổi nội dung trong những giấy này đều sẽ có thời hạn nộp. Các doanh nghiệp có trách nhiệm nộp lại những giấy thay đổi này theo đúng quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, có không ít trường hợp các doanh nghiệp nộp lại giấy đăng ký sửa đổi quá thời hạn quy định. Nếu doanh nghiệp vi phạm những lỗi này, doanh nghiệp sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính.

Dựa vào Khoản 1, Điều 25, Nghị định 50/2016NĐ/CP đã quy định về mức độ xử phạt hành chính đối với hành vi này.

  • Khi doanh nghiệp nộp muộn từ 1 đến 30 ngày. Xử phạt 1 triệu đến 5 triệu đồng khi doanh nghiệp vi phạm những hành vi này.
  • Khi doanh nghiệp nộp muộn từ 31 đến 90 ngày. Xử phạt hành chính từ 5 đến 10 triệu đồng
  • Khi doanh nghiệp nộp muộn từ 91 ngày trở lên. Mức xử phạt hành chính cho từ 10 triệu đén 15 triệu đồng cho hành vi này.

Xử phạt vi phạm hành chính khi vi phạm công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp

Xử lý vi phạm hành chính doanh nghiệp khi mắc các lỗi này

Các doanh nghiệp, thông thường, khi đăng ký doanh nghiệp và các thủ tục đã hoàn thành xong xuôi. Doanh nghiệp cần phải công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp theo đúng yêu cầu của pháp luật.

Có không ít các doanh nghiệp không công bố hoặc công bố không đúng thời hạn về thông tin đăng ký doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cần phải công bố trên Công thông tin Quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Trường hợp doanh nghiệp vi phạm những điều này, sẽ bị xử phạt hành chính. Dựa vào Khoản 1, Điều 26, Nghị định 50/2016NĐ/CP đã quy định về mức vi phạm này. Doanh nghiệp bị xử phạt hành chính từ 1 triệu đến 2 triệu đồng khi vi phạm.

Doanh nghiệp vi phạm những quy tắc thành lập doanh nghiệp

Khi thành lập doanh nghiệp, vì chưa hiểu rõ Luật doanh nghiệp, nhiều công ty đã vi phạm phải những quy tắc thành lập doanh nghiệp. Một số những vi phạm và mứ phạt hành chính như sau:

  • Khi thành lập, doanh nghiệp không tuyển đủ thành nhân lực theo đúng quy định. Các cổ đông không đủ số lượng tối thiểu theo quy định trong 6 tháng liên tục. Trường hợp này xử lý vi phạm hành chính từ 2 triệu đến 5 triệu đồng. Theo Khoản 1, Điều 28, Nghị định 50/2016NĐ/CP.
  • Doanh nghiệp đã kết thúc thời hạn hoạt động và chưa gia hạn. Nhưng vẫn cố tình hoạt động bình thường. Mức vi phạm này phạt hành chính từ 5 triệu đến 10 triệu đồng. Quy định trong Khoản 2, Điều 28, Nghị định 50/2016NĐ/CP.
  • Khi đăng ký góp vốn điều lệ nhưng sau đó lại không nộp đủ. Nhưng doanh nghiệp lại không tiến hành thay đổi số vốn điều lệ với cơ quan đăng ký kinh doanh. Trường hợp vi phạm phạt hành chính từ 10 triệu đến 20 triệu đồng. Quy định trong Khoản 3, Điều 28, Nghị định 50/2016NĐ/CP.
  • Doanh nghiệp cố tình định giá tài sản góp vốn không đúng với giá trị thực tế; Khi đã bị thu hồi giấy chứng nhận kinh doanh nhưng vẫn cố tình kinh doanh; Hoạt động kinh doanh dạng doanh nghiệp nhưng lại không đăng ký kinh doanh. Những vi phạm này sẽ bị phạt hành chính từ 20 triệu đến 30 triệu đồng. Quy định trong Khoản 4, Điều 28, Nghị định 50/2016NĐ/CP.

Xem thêm:

Những kinh nghiệm kế toán cực hay bạn nên ghi nhớ ngay

Bảo hiểm xã hội 2020: Những khoản tiền trợ cấp được tăng

Mới làm kế toán thuế hãy tránh xa những lỗi này