Kế Toán Tổng Hợp Định khoản - Hạch toán Hạch toán nợ phải trả- nguyên tắc hạch toán cho kế toán...

Hạch toán nợ phải trả- nguyên tắc hạch toán cho kế toán viên

715

Khi nhắc đến Kế toán công nợ thì chắc chắn là bạn sẽ liên tưởng ngay đến những khoản nợ phải thu và nợ phải trả. Những khoản nợ này đều liên quan mật thiết đến tình hình phát triển của doanh nghiệp. Kế toán công nợ là người phải biết hạch toán nợ phải trả cho doanh nghiệp. Tuy nhiên thì không phải là kế toán viên nào cũng biết cách hạch toán. Hãy theo dõi bài viết này để tìm hiểu về nguyên tắc hạch toán.

 Hạch toán nợ phải trả- nguyên tắc hạch toán cho kế toán viên

Khái niệm về nợ phải trả

Để có thể tiến hành hạch toán nợ phải trả, việc đầu tiên mà bạn cần phải làm đó chính là hiểu hết về bản chất của nó. Bạn cần nắm rõ về nội dung của nợ phải trả là gì, sau đó mới có thể tiến hành vào hạch toán được.

Nợ phải trả là một khoản tiền bắt buộc mà doanh nghiệp phải tiến hành thanh tóa cho đơn vị cung cấp nguồn lực. Thời gian khi thanh toán nợ phải trả sẽ được quy định rõ ràng trong hợp đồng. Hoặc là được quy định ở trong thỏa thuận giữa doanh nghiệp và bên cung cấp.

Các khoản nợ phải trả này sẽ được chia thành hai loại: nợ ngắn hạn và nợ dài hạn.

Một số những khoản nợ phải trả của các công ty, các doanh nghiệp như là: khoản vay ngân hàng; Khoản nợ người bán hàng; Nợ công nhân viên trong doanh nghiệp; Các khoản nợ Thuế nhà nước; Các khoản vay dài hạn hoặc là những khoản vay ngắn hạn ở bên ngoài. Tất cả những khoản vay này đều thuộc vào nợ phải trả.

Nguyên tắc hạch toán nợ phải trả cho Kế toán công nợ

Kế toán công nợ chính là người sẽ thực hiện hạch toán các khoản nợ phải trả. Tuy nhiên thì trước khi tham gia hạch toán, kế toán viên cần nắm được những nguyên tắc hạch toán. Vì vấn đề hạch toán nợ này không đơn thuần chỉ là trả tiền mà còn nhiều vấn đề phát sinh khác.

Kế toán viên cần giám sát chặt chẽ các khoản nợ

Việc đầu tiên mà khi kế toán định hạch toán nợ cho doanh nghiệp, kế toán viên cần nắm được số nợ chính xác. Để có thể nắm được số nợ chính xác của doanh nghiệp, đầu tiên là phải giám sát chặt chẽ các khoản nợ.

Kế toán viên cần có sẵn danh sách những khoản nợ của doanh nghiệp. Cần biết là doanh nghiệp đang nợ những khoản nào, nợ đối tượng nào. Cần nắm bắt được là doanh nghiệp nợ ở trong khoảng thời gian là bao lâu, dài hạn hay là ngắn hạn.

Bên cạnh đó thì Kế toán công nợ còn phải tìm hiểu kĩ về số tiền nợ mà công ty đã thanh toán cho chủ nợ trước đó. Chỉ khi nắm được toàn bộ những tình hình này thì bạn mới có thể biết mình cần thanh toán bao nhiêu tiền cho bên kia.

Hãy tách biệt rõ ràng nợ dài hạn và nợ ngắn hạn

 Hạch toán nợ phải trả- nguyên tắc hạch toán cho kế toán viên

Chắc chắn là kế toán viên đã nắm rõ được là nợ phải trả sẽ có hai khoản, đó là dài hạn và ngắn hạn. Các khoản nợ ở trong công ty chắc chắn là sẽ có khoản nợ dài và có những khoản nợ ngắn. Vậy nên kế toán viên cần là người phân biệt được rõ ràng hai khoản nợ này.

Đối với những khoản nợ được thanh toán từ 12 tháng trở lên thì sẽ được liệt kê vào nợ dài hạn. Còn các khoản nợ từ 12 tháng trở xuống sẽ được xếp vào nhóm nợ ngắn hạn. Khi mà bạn xác định được các khoản nợ thuộc vào nhóm nào. Như vậy thì bạn sẽ chủ động được trong khoảng thời gian thanh toán hơn.

Hãy chăm chỉ kiểm kê và đối chiếu công nợ

  • Đối với những đối tượng mà thường xuyên giao dịch đối với doanh nghiệp. Trong trường hợp này thì kế toán cần phải lưu ý. Thường xuyên kiểm tra giao dịch của những đối tượng này. Vì trong quá trình giao dịch thì rất có thể sẽ xảy ra những phát sinh về công nợ. Nếu kế toán nắm được những thay đổi trong giao dịch thì sẽ không sợ bị sai sót.
  • Vào mỗi cuối kì thì kế toán viên cần phải đánh giá những khoản tiền gốc có ngoại tệ. Hoặc là kế toán viên cần phải thực hiện giao dịch trước khi lập báo cáo tài chính doanh nghiệp.
  • Trong quá trình hạch toán, sẽ tiến hành chuyển đổi phần chênh lệch lời lỗ qua phần tỉ giá hối đoái. Sau khi đã hạch toán xong thì bạn có thể chuyển tất cả về lời hoặc là lỗ.

Đây là một số những nguyên tắc mà bạn có thể áp dụng khi hạch toán nợ phải trả cho doanh nghiệp. Hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp ích được cho Kế toán công nợ trong quá trình hạch toán.

Xem thêm:

Hóa đơn GTGT và những điều mà kế toán viên cần biết

Giám đốc doanh nghiệp cần làm những công việc nào?

Mới làm kế toán cần bỏ túi ngay những bí quyết này