Kinh nghiệm Kế toán hành chính sự nghiệp là gì? Nội dung của kế...

Kế toán hành chính sự nghiệp là gì? Nội dung của kế toán hành chính sự nghiệp?

3107

Kế toán hành chính sự nghiệp (HCSN) là gì? Kế toán hành chính sự nghiệp làm những công việc gì, có nhiệm vụ gì? Tất cả sẽ có trong bài viết dưới đây.

See the source image

Kế toán hành chính sự nghiệp là gì?

Trước khi tìm hiểu kế toán HCSN là gì, chúng ta hãy xem xét đơn vị hành chính sự nghiệp. Đơn vị HCSN là các cơ quan hoạt động bằng nguồn ngân sách Nhà nước. Ngoài nguồn ngân sách nhà nước, kinh phí hoạt động của đơn vị hành chính sự nghiệp có thể từ hội phí, viện phí, học phí, kinh phí từ tài trợ, từ hoạt động kinh doanh… Các đơn vị HCSN điển hình như ủy ban, trường học, bệnh viện,…

Kế toán HCSN là kế toán chấp hành ngân sách nhà nước tại những đơn vị HCSN. Kế toán HCSN chịu trách nhiệm thực hiện các tiêu chuẩn, định mức do ngân sách nhà nước giao.

Kế toán HCSN là công cụ điều hành, quản lý, tổ chức nguồn kinh phí, tình hình sử dụng và quyết toán các hoạt động tài chính của đơn vị hành chính. Vì vậy, kế toán HCSN không chỉ giữ vai trò quan trọng đối với đơn vị HCSN mà còn giữ vai trò to lớn trong việc thực hiện ngân sách nhà nước.

Kế toán hành chính sự nghiệp làm việc ở đâu?

Cơ hội việc làm đối với kế toán HCSN là rất rộng mở. Kế toán HCSN có thể làm việc tại các đơn vị sự nghiệp hoặc các cơ quan hành chính. Cụ thể kế toán có thể làm việc tại:

– Đơn vị hành chính sự nghiệp có thu. Đây là các đơn vị HCSN có nguồn thu từ ngân sách nhà nước và khoản thu ngoài khác. Ví dụ như trường học, bệnh viện,…

– Đơn vị hành chính sự nghiệp đơn thuần. Đây là các đơn vị HCSN có nguồn thu chủ yếu từ ngân sách nhà nước. Ví dụ như ủy ban, Sở tài chính,…

– Đơn vị hành chính sự nghiệp sản xuất kinh doanh. Đây là các đơn vị HCSN có hoạt động sản xuất kinh doanh.

– Đơn vị hành chính sự nghiệp dự án. Đây là đơn vị HCSN thực hiện các dự án mang tính chất xã hội.

Nội dung của kế toán hành chính sự nghiệp

Kế toán hành chính sự nghiệp có các phần hành cơ bản sau:

– Kế toán tiền và vật tư: nhiệm vụ của kế toán tiền và vật tư là phản ánh tình hình thu, chi ngân sách nhà nước, tình hình tăng, giảm vật tư. Tiếp theo là báo cáo tình hình xử lý nguồn kinh phí đã nhận trong kỳ.

– Kế toán tài sản cố định: theo dõi, hạch toán các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến tài sản cố định như mua, bán, sửa chữa, thanh lý tài sản cố định. Lưu ý đối với kế toán tài sản cố định trong đơn vị HCSN là hao mòn tài sản cố định tính 1 lần/năm vào cuối năm.

– Kế toán các khoản thu: có sự khác nhau trong hạch toán các khoản thu của đơn vị HCSN có thu, đơn vị HCSN sản xuất kinh doanh và trong doanh nghiệp. Cụ thể như sau:

+ Đối với doanh nghiệp: các khoản phải thu hạch toán vào TK 131.

+ Đối với đơn vị HCSN có thu: các khoản thu hạch toán vào TK 511.

+ Đối với đơn vị HCSN sản xuất kinh doanh: các khoản thu hạch toán vào TK 311.

See the source image

– Kế toán tiền lương và bảo hiểm: theo dõi, phản ánh các nghiệp vụ tính lương, trả lương và thực hiện các khoản trích theo lương.

– Kế toán các khoản phải trả: theo dõi, phản ánh các khoản phải trả cho các đối tượng liên quan như học sinh, sinh viên, nhà cung cấp…

– Kế toán các nguồn kinh phí: theo dõi, ghi nhận các khoản dự toán ngân sách nhà nước giao.

– Kế toán các khoản chi ngân sách: theo dõi, phản ánh các khoản chi thường xuyên, chi sản xuất dịch vụ, chi nghiên cứu khoa học, chi hoạt động khác.

– Kế toán các khoản thu ngân sách: phản ánh các khoản thu về phí, lệ phí, các khoản thu về sản xuất dịch vụ…

– Kế toán các khoản chi phí: theo dõi, phản ánh các khoản chi phí sản xuất kinh doanh trong đơn vị HCSN. Ví dụ như chi nguyên vật liệu, chi lương, chi công cụ dụng cụ,…

– Kế toán các sổ sách và báo cáo tài chính: lập sổ sách và báo cáo tài chính theo quy định.

Trên đây là một số thông tin cơ bản về kế toán hành chính sự nghiệp. Chúc các bạn thành công.

Xem thêm:

5 Group Facebook hữu ích dân kế toán nên vào ngay

CV là gì? Làm sao để có một CV nổi bật?

Thủ tục đưa hàng hóa quá hạn sử dụng, hư hỏng vào chi phí hợp lý