Kinh nghiệm Chứng chỉ ACCA là gì? Những điều cần biết về ACCA

Chứng chỉ ACCA là gì? Những điều cần biết về ACCA

1096

Chứng chỉ ACCA là gì? Học ACCA có lợi ích gì? ACCA dạy những gì? Thời gian học ACCA là bao lâu? Tất cả sẽ có trong bài viết dưới đây.

See the source image

Chứng chỉ ACCA là gì?

ACCA là tên viết tắt của The Association of Chartered Certified Accountants, Hiệp hội kế toán công chứng Anh quốc. Chứng chỉ ACCA là chứng chỉ do Hiệp hội này cấp. Đây là một hiệp hội nghề nghiệp được hình thành từ năm 1904 và đang ngày càng mở rộng quy mô phát triển. Hiện nay ACCA có khoảng hơn 180.000 hội viên và hơn 500.000 học viên trên 180 quốc gia khác nhau trên thế giới.

ACCA cung cấp cho học viên những kỹ năng chuyên sâu về kinh doanh, kế toán, tài chính và có thể sử dụng ở bất kì lĩnh vực nào. Do dó, chứng chỉ ACCA có giá trị trên toàn cầu và được các nhà tuyển dụng trên thế giới tín nhiệm.

Tại Việt Nam, chứng chỉ ACCA ngày càng phổ biến và được nhiều người quan tâm theo học.

Lí do nên học ACCA

– Nâng cao kiến thức chuyên môn: Các hội thảo, chương trình do ACCA tổ chức vừa giúp học viên cập nhật lại kiến thức và học hỏi kinh nghiệp từ các chuyên gia tài chính, kế toán hàng đầu.

– Chứng chỉ ACCA mang lại cho người sở hữu nó nhiều cơ hội nghề nghiệp tại các lĩnh vực khác nhau và nhiều nước trên thế giới. Điển hình như: giám đốc điều hành, giám đốc tài chính, kiểm toán viên, tư vấn thuế, trưởng phòng tài chính…

– Tạo ra cơ hội để có được các văn bằng kế toán – tài chính khác:

+ Chứng chỉ ACCA có khả năng chuyển đổi sang chứng chỉ CIA. ACCA và CIA là hai chứng chỉ được các nhà tuyển dụng tín nhiệm trên toàn cầu. Nếu sử hữu cả hai chứng chỉ này bạn sẽ có cơ hội thăng tiến sự nghiệp nhanh chóng.

+ Chứng chỉ ACCA có thể chuyển đổi sang chứng chỉ CPA (Certified Public Accountants), tức chứng chỉ hành nghề Kế toán viên công chứng. Nếu muốn chuyển đổi từ ACCA sang CPA bạn chỉ cần làm bài kiểm tra theo yêu cầu. Nếu đạt bạn sẽ được cấp chứng chỉ CPA.

+ Ngoài ra khi có chứng chỉ ACCA bạn có thể học chuyển tiếp để lấy bằng cử nhân Kế toán ứng dụng của Đại học Oxford khi học các môn F của ACCA và thạc sỹ tài chính của đại học Luân Đôn khi học các môn P của ACCA.

Chương trình học ACCA

See the source image

Chương trình học ACCA tại Việt Nam được thiết kế hoàn toàn bằng tiếng Anh với 16 môn học, tuy nhiên các bạn chỉ học 14/16 môn vì được tự chọn 2/4 đối với các môn Options. Các môn học chi tiết bao gồm:

CẤP ĐỘ KIẾN THỨC (Hoàn tất lấy chứng chỉ “Diploma in Accounting & Business”) gồm các môn từ F1 đến F3:

F1 – Accountant in Business

F2 – Management Accounting

F3 – Financial Accounting

CẤP ĐỘ KỸ NĂNG (Hoàn tất lấy chứng chỉ “Advanced Diploma in Accounting & Business”) gồm các môn từ F4 đến F9:

F4 – Corporate and Business Law

F5 – Performance Management

F6 – Taxation

F7 – Financial Reporting

F8 – Audit and Assurance

F9 – Financial Management

CẤP ĐỘ CHUYÊN NGHIỆP (Hoàn tất lấy chứng chỉ ACCA) gồm các môn từ P1 đến P7:

P1 – Governance, Risk and Ethics

P2 – Corporate Reporting

P3 – Business Analysis

Chọn 2 trong 4 môn

P4 – Advanced Financial Management

P5 – Advanced Performance Management

P6 – Advanced Taxation

P7 – Advanced Audit and Assurance

Bài thi ACCA chia ra làm 2 dạng: CBE ( thi trên máy) và PBE (thi trên giấy) tùy vào môn thi là môn nào.

Thời gian hoàn tất chương trình

Thời gian trung bình học xong một môn từ 2.5 đến 3 tháng.

Học viên ACCA không bị giới hạn về thời gian hoàn tất các môn học ở cấp độ Kiến thức và cấp độ Kỹ năng. Nhưng bạn chỉ có thời gian 7 năm để hoàn tất các môn cấp độ Chuyên nghiệp. Sau thời gian 7 năm mà học viên không hoàn tất thì học viên sẽ phải thi lại.

Ai được học ACCA?

Chứng chỉ ACCA không yêu cầu bất cứ bằng cấp hay kinh nghiệm gì đối với học viên. Các học viên có thể là sinh viên chuyên ngành kế, kiểm, tài chính, ngân hàng hay một người đã đi làm nhưng muốn có thêm cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp hay thậm chí là một chuyên gia tài chính.

Như vậy, chứng chỉ ACCA là một loại chứng chỉ có giá trị trên toàn cầu về lĩnh vực kinh tế. Bạn sẽ có cơ hội việc làm cao hơn so với những người không có chứng chỉ này. Nếu đang làm việc trong lĩnh vực kinh tế nói chung và kế toán – tài chính nói riêng, hãy cân nhắc về việc lấy cho mình một tấm chứng chỉ ACCA. Chúc các bạn thành công.

Xem thêm:

Có cần chứng chỉ kế toán trưởng khi bổ nhiệm?

Top 5 chứng chỉ mà một kế toán chuyên nghiệp cần có

Cách phân biệt kế toán phần hành và kế toán tổng hợp