Kế hoạch và Báo cáo Báo cáo tài chính Kiểm tra báo cáo tài chính chỉ với 10 bước đơn giản

Kiểm tra báo cáo tài chính chỉ với 10 bước đơn giản

1956

Cuối năm, nhiều doanh nghiệp phải nộp báo cáo tài chính cho cơ quan thuế để thanh tra nhưng chưa chắc chắn liệu mọi thứ đã chính xác, chuẩn chỉnh hay chưa. Nếu bạn cảm thấy báo cáo tài chính của doanh nghiệp mình còn nhiều vấn đề cần xem lại thì hãy tham khảo 10 bước kiểm tra báo cáo tài chính nhanh chóng ngay dưới đây.

1. Kiểm tra sổ nhật ký chung

Ở bước đầu tiên này, kế toán cần rà soát lại các định khoản kế toán đã định khoản đối ứng nợ. Sau đó kiểm tra số tiền kết chuyển vào mỗi tháng đã chính xác hay chưa và tổng phat sinh ở nhật ký chung có bằng tổng phát sinh ở bảng cân đối tài khoản hay không.

2. Kiểm tra bảng cân đối tài khoản

Dựa vào nguyên tắc tổng phát sinh bên nợ được tính bằng tổng số phát sinh bên có, kế toán cần kiểm tra:

  • Tổng số dư nợ đầu kỳ = số dư cuối kỳ trước kết chuyển sang
  • Tổng số nợ phát sinh trong kỳ = Tổng số phát sinh có trong kỳ = Tổng phát sinh ở nhật ký chung
  • Tổng số dư nợ cuối kỳ = Tổng số dư đang có cuối kỳ

3. Kiểm tra sổ sách tài khoản 1111

Bước tiếp theo trong quá trình kiểm tra báo cáo tài chính, kế toán cần xem xét lại:

  • Số dư nợ đầu kỳ sổ cái trong TK 1111 được tính bằng số dư nợ đầu kỳ TK 1111 trên bảng cân đối phát sinh = Số dư nợ đầu kỳ của sổ quỹ tiền mặt
  • Số phát sinh nợ có sổ cái trong TK 1111 được tính bằng số phát sinh nợ có TK 1111 trên bảng cân đối phát sinh = Số phát sinh nợ có sổ quỹ tiền mặt
  • Số dư nợ cuối kỳ trong sổ cái TK 1111 được tính bằng số dư cuối kỳ TK 1111 trên bảng cân đối phát sinh = Số dư nợ cuối kỳ trong sổ quỹ tiền mặt.

kiểm tra báo cáo tài chính

4. Kiểm tra tài khoản 112 – Tiền gửi ngân hàng

Ở bước này, số liệu kế toán thường phức tạp và dễ bị nhầm lẫn hơn, vì vậy kế toán cần rà soát lại thật kỹ lưỡng những số liệu sau đây:

  • Số dư nợ đầu kỳ sổ cái của TK 112 = Số dư nợ đầu kỳ TK 112 trên bảng cân đối phát sinh = Số dư nợ đầu kỳ
  • Số tiền gửi ngân hàng = Số dư đầu kỳ của sổ phụ ngân hàng hoặc sao kê
  • Số dư nợ cuối kỳ sổ cái TK 112 = Số dư cuối kỳ TK 112 trên bảng cân đối phát sinh
  • Số dư nợ cuối kỳ sổ tiền gửi ngân hàng hoặc sao kê = Số dư cuối kỳ ở sổ phụ ngân hàng hoặc sao kê

5. Kiểm tra tài khoan 131 – Nơi nhận ký bán hàng

Trong bước này, kế toán phải kiểm tra bảng tổng hợp nợ cần phải thu, chỉ tiết thu nợ cần phải thu cho từng đối tượng, những số liệu thống kê trong cột mã số 130 và 310 trong bảng cân đối kế toán.

6. Kiểm tra các tài khoản 142, 242, 214

Để quá trình kiểm tra báo cáo tài chính được diễn ra chính xác, kế toán cần xem lại số tiền phân bổ trong tháng trên bảng phân bổ công cụ dụng cụ có khớp với số phân bổ trên sổ cái tài khoản 142, 242, 214 hay không

7. Kiểm tra tài khoản 331 – Phải trả cho người bán

Tài khoản 331 dùng để phản ánh tình hình thanh toán về các khoản nợ phải trả của doanh nghiệp cho người bán vật tư, hàng hóa, người cung cấp dịch vụ theo hợp đồng kinh tế. Vì vậy, kế toán cần phải kiểm tra phần nhật ký mua hàng, bảng tổng hợp nợ cần phải trả và chi tiết nợ cần phải trả cho từng đối tượng khác nhau.

8. Kiểm tra tài khoản 334 – Phải trả người lao động

Tài khoản 334 dùng để phản ánh các khoản phải trả và tình hình thanh toán các khoản phải trả cho người lao động của doanh nghiệp về tiền lương, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội và các khoản phải trả khác thuộc về thu nhập của người lao động. Vì vậy, kế toán cần kiểm tra kỹ những số liệu có liên quan như sau:

  • Số dư nợ đầu kỳ sổ cái TK 334 = Số dư nợ đầu kỳ TK 334 trên bảng cân đối phát sinh
  • Tổng phát sinh có trong kỳ = Tổng phát sinh thu nhập được trong bảng lương trong kỳ (Lương tháng + Phụ cấp ăn + Tăng ca)
  • Tổng phát sinh nợ trong kỳ = Tổng đã thanh toán + Các khoản giảm trừ như bảo hiểm và tiền tạm ứng
  • Tổng số dư có cuối kỳ = Tổng số dư có cuối kỳ ở bảng cân đối phát sinh

kiểm tra báo cáo tài chính

9. Kiểm tra thuế GTGT đầu vào và đầu ra

Thuế GTGT là một khoản vô cùng quan trọng trong quá trình làm báo cáo tài chính và thường được thanh tra, kiểm tra cuối năm. Vì vậy, việc kiểm tra thuế GTGT phải được tiến hành cẩn thận, cụ thể kiểm tra những nội dung như sau:

a) Tài khoản 1331 – Phụ lục PL 01-2/GTGT: Đây là bảng kê hóa đơn dịch vụ hàng hóa mua vào

Kiểm tra:

  • Số dư nợ đầu kỳ sổ cái TK 1331 = Số dư nợ đầu kỳ TK 1331 trên bảng cân đối phát sinh = Thuế GTGT còn được khấu trừ từ trước chuyển sang
  • Số phát sinh nợ có sổ cái TK 1331 được tính bằng số phát sinh nợ có TK 1331 trên bảng cân đối phát sinh và bằng số phát sinh trên tờ khai phụ lục PL 01-2/GTGT: Bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa, dịch vụ mua vào

b) Tài khoản 3331: Đây là số tiền phát sinh nằm trong phụ lục PL 01-1/GTGT: Bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa, dịch vụ bán ra

Kiểm tra số phát sinh nợ có sổ cái TK 3331 = Số phát sinh có TK 3331 trên bảng cân đối phát sinh = Số phát sinh trên tờ khai phụ lục PL 01-1/GTGT

Nếu tổng tháng phát sinh đầu ra lớn hơn đầu vào thì khi nộp thuế, số dư cuối kỳ có trong TK 3311 phải bằng chỉ tiêu tờ khai thuế của tháng đó.

Nếu còn được khấu trừ đầu ra nhỏ hơn đầu vào thì thuế còn được khấu trừ kỳ sau chỉ tiêu = Số dư đầu kỳ nợ TK 1331; Số dư cuối kỳ nợ TK 1331 = Chỉ tiêu

10. Kiểm tra hàng tồn kho

Bước cuối cùng trong quá trình kiểm tra báo cáo tài chính là kiểm tra toàn bộ hàng tồn kho còn lại trong năm thông qua những số liệu sau:

  • Số dư đầu kỳ nợ sổ cái, hàng tồn kho: Cân đối phát sinh TK 152 = Tồn đầu kỳ 152, 155, 156 nằm ở bảng kê nhập xuất tồn kho
  • Số phát sinh nợ sổ cái, bảng cân đối phát sinh TK 152, 155, 156 = Nhập trong kỳ TK 152, 155, 156 nằm ở bảng kê nhập xuất tồn
  • Số phát sinh có sổ cái, cân đối phát sinh TK 152,155,156 được tính bằng số liệu xuất trong kỳ 152, 155, 156 ở bảng kê nhập xuất tồn.
  • Số dư cuối kỳ Nợ sổ cái, CĐPS TK 152,155,156 bằng Tồn cuối kỳ của TK 152, 155, 156 ở bảng kê nhập xuất tồn.
  • Tổng phát sinh tại nhật ký = Tổng phát sinh (nợ, có) trong kỳ trên bảng cân đối của phát sinh

Chú ý:

  • Các tài khoản loại 1 và loại 2 không có số dư có (trừ TK lưỡng tính 131,214,129,159..) thường chỉ có số dư Nợ và cũng không có số cư cuối kỳ âm.
  • Đối với các loại tài khoản 3.4 không có số dư Nợ (Trừ lưỡng tính 331, 21) thường chỉ có số dư có và không có số dư cuối kỳ âm.
  • Với những tài khoản loại 5 đến loại 9: Sổ cái và cân đối phát sinh phải bằng 0.

Xem thêm:

>> Cần làm những gì trước khi lập báo cáo tài chính năm 2019?

>> Hướng dẫn lập báo cáo tài chính theo thông tư 200 mới nhất