Kinh nghiệm Nắm vững nghiệp vụ kế toán ngân quỹ tại ngân hàng

Nắm vững nghiệp vụ kế toán ngân quỹ tại ngân hàng

3870
phân loại báo cáo tài chính

Kế toán ngân quỹ tại ngân hàng là nghiệp vụ diễn ra anhieeuf lần trong ngày và việc kế toán ngân quỹ có sự khác biệt rất nhiều so với công việc của kế toán thông thường hay kế toán trong các đơn vị hành chính sự nghiệp. Vậy làm kế toán ngân quỹ phải xử lý các nghiệp vụ như thế nào? Ketoann.vn sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức thông qua bài viết dưới đây nhé!

nghiệp vụ kế toán ngân quỹ

1. Kế toán ngân quỹ tại ngân hàng

Chúng ta đều biết ngân quỹ tại ngân hàng là những tài sản có độ thanh khoản cao nhất, có thể kể đến như tiền mặt, ngoại tệ, tiền gửi thanh toán tại ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng khác.

Nhiệm vụ của kế toán ngân quỹ tại ngân hàng là thu thập, ghi chép, xử lý các nghiệp vụ kinh tế tài chính liên quan đến ngân quỹ, về hoạt động tiền tệ, tính dụng và các dịch vụ ngân hàng dưới hình thức giá trị đê rpharn ánh, kiểm tra toàn bộ hoạt động của ngân hàng.

Ngoài ra, kế toán ngân quỹ còn cung cấp các thông tin cần thiết cho công tác quản lý tại ngân hàng và các tổ chức cá nhân khác.

2. Các tài khoản sử dụng để hạch toán kế toán ngân quỹ tại ngân hàng

Tài khoản cấp I: TK 10 – Tiền mặt chứng từ có giá trị ngoại tệ, kim loại, đá quý

Các tài khoản cấp II:

  • TK 101 – Tiền mặt bằng đồng Việt Nam
  • TK 103 – Tiền mật ngoại tệ
  • TK 104 – Chứng từ có trị giá ngoại tệ
  • TK 105 – Kim loại, đá quý

Tài khoản cấp III: được quy định cụ thể tại Hệ thống tài khoản kế toán ngân hàng.

3. Chứng từ sử dụng trong kế toán ngân quỹ

Các chứng từ làm căn cứ hạch toán kế toán ngân quỹ tại ngân hàng bao gồm:

  • Giấy nộp tiền
  • Giấy lĩnh tiền
  • Séc lĩnh tiền
  • Phiếu thu
  • Phiếu chi
  • Hối phiếu
  • Biên bản giao nhận ngoại tệ

4. Quy trình hạch toán kế toán ngân quỹ tại ngân hàng

4.1. Kế toán tiền mặt bằng đồng Việt Nam

Việc kế toán tiền mặt là việc phản ánh số tiền mặt nhập vào, xuất ra của các loại quỹ ngân hàng, từ đó đưa ra các thông tin về sự biến động và số dư tại các thời điểm trong ngày, tháng, quý.

a, Nguyên tắc hạch toán

Kế toán tiền mặt tại ngân hàng tuân theo nguyên tắc sau: Khi ngân hàng thu, chi tiền bắt buộc phải có giấy nộp, lĩnh tiền, séc lĩnh tiền hoặc phiếu thu, phiếu chi phải có đầy đủ chữ ký của người chịu trách nhiệm theo quy định hiện hành.

b, Các nghiệp vụ phát sinh

  • Khi thu tiền, dựa vào các chứng từ thu tiền như phiếu nộp tiền, phiếu thu, hạch toán như sau:

Nợ TK 1011 – Tiền mặt tại đơn vị

Có TK 4211 – Tiền gửi không kỳ hạn của khách hàng

Có TK 2111 – Trả nợ tiền vay

  • Khi chi tiền, căn cứ vào các chứng từ chi tiền như séc lĩnh tiền mặt hay giấy lĩnh tiền mặt, ghi:

Nợ TK 4211, 2111 hoặc các tài khoản thích hợp

Có TK 1011 – Tiền mặt tại đơn vị

  • Ngân hàng chuyển tiền cho đơn vị khác hoặc chi nhánh phụ thuộc, hạch toán:

Nợ TK 1012 – Tiền mặt tại đơn vị hạch toán báo sổ

Nợ TK 1019 – Tiền mặt đang chuyển

Có TK 1011 – Tiền mặt tại đơn vị

  • Khi nhận được giấy báo nhận tiền của các đơn vị khác:

Nợ TK 4211, 5211, 5012 – Tùy theo hình thức thanh toán vốn giữa các ngân hàng

Có TK 1012, 1019

  • Khi chuyển tiền cho máy ATM, kế toán hạch toán:

Nợ TK 1014 – Tiền mặt tại máy ATM

Có TK 1011 – Tiền mặt tại đơn vị

  • Khi nhận được các tín hiệu từ thẻ của người rút tiền tại cây ATM:

Nợ TK 4211 – Tiền gửi không kỳ hạn của khách hàng trong nước

Nợ TK thích hợp khác

Có TK 1014 – Tiền mặt tại ATM.

4.2. Kế toán tiền gửi tại ngân hàng nhà nước

a, Nguyên tắc hạch toán

  • Kế toán hạch toán căn cứ vào các chứng từ sau: các giấy báo có, báo nợ, bảng sao kê của Ngân hàng nhà nước kèm theo các chứng từ gốc (ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi, séc…)
  • Khi nhận được chứng từ của Ngân hàng nhà nước, kế toán phải thực hiện đối chiếu với số liệu xem có khớp với số liệu trên chứng từ hay chưa. Nếu có sự chênh lệch thì ngay lập tức phải thông báo đến Ngân hàng nhà nước để đối chiếu, xác minh và kịp thời xử lý.

b, Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh

  • Khi gửi tiền vào tài khoản tại Ngân hàng nhà nước, kế toán ghi:

Nợ TK 1111, 1121, 1113….

Có TK 1011, 1031

  • Khi rút tiền từ tài khoản tại Ngân hàng nhà nước, kế toán ghi:

Nợ TK 1011, 1031…

Có TK 1111, 1121, 1113…

  • Khi thanh toán qua tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng nhà nước

Nợ TK 321, 3221, 3222

Có TK 1113, 1123.

Xem thêm các bài viết tại

Đăng ký tài khoản ngân hàng cho doanh nghiệp mới thành lập thế nào?

Một số lưu ý khi kế toán tiền gửi ngân hàng

3 mẹo kiểm tra số liệu tài khoản tiền gửi ngân hàng cho kế toán